Vở kịch “Lá đơn thứ 72” lấy bối cảnh miền Bắc những năm 1960 – 1970. Ngay phút mở màn, sân khấu bao phủ một màu u ám. Đức Minh - người tù số 003 mang theo nỗi uất ức vì chịu án oan. 8 năm ròng, người tù ấy luôn chấp hành tốt tất cả các nội quy của trại nhưng không ngừng viết đơn gửi Bác Hồ với mong muốn được giải oan.
Trong vở diễn, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển tải sinh động, không chỉ bằng lời thoại, mà còn bởi diễn xuất của nghệ sĩ Văn Hải – người đóng vai Bác Hồ.
Quan điểm của Bác Hồ về vấn đề người dân kêu oan trong “Lá đơn thứ 72” được trình bày khá rõ ràng: “Chuyện của một con người là nhỏ sao? Không có việc nhỏ, chỉ có bàn tay nhỏ, cách nghĩ nhỏ. Hạt cát có nhỏ không, nhưng vào mắt, vào mũi, vào một cỗ máy sẽ ra sao? Một con người càng không phải là một hạt cát. Chuyện của một con người nhưng liên quan đến công lý của một đất nước. Nếu thấy cần thiết phải cho mở phiên tòa lại. Phải cử những chuyên viên giỏi, điều tra kỹ lưỡng và không được quan liêu. Vì nếu công dân thực sự bị oan thì đó là lỗi của chúng ta... Một ngày tù dài lắm. Nếu bị oan ức thì thật kinh khủng”. Đồng thời, Bác Hồ cũng nhấn mạnh: “Pháp luật phải tìm cho ra được nguyên nhân, cắt nghĩa được các hoạt động phạm tội để ngăn cản”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội được thể hiện qua việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người nông dân. Bác khát khao xây dựng một xã hội nơi mà mọi người đều được đối xử công bằng, không có sự phân biệt đối xử dựa trên giai cấp xã hội hay vị trí xã hội.
Vào ngày 22/2, sinh viên Khoa Đông phương học được xem vở kịch “Lá đơn thứ 72” - tham gia hoạt động giáo dục truyền thống nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đây là một hoạt động có ý nghĩa có to lớn giúp sinh viên tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn