Thế giới các vị thần ở Ấn Độ - Thần Vishnu

Thứ tư - 06/05/2015 00:00
Thế giới các vị thần ở Ấn Độ - Thần Vishnu
Thế giới các vị thần ở Ấn Độ - Thần Vishnu

Tác giả: Nguyễn Trần Tiến

Khoa: Đông Phương học

Trong bộ tam thần (trimurti) Vishnu được thờ làm vị thần bảo tồn, cùng với thần Shiva (Hủy diệt) và thần Brahma (Sáng tạo). Thần chính là thần Vishnu. Để hiểu về thần Vishnu, trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu các hình tượng và các hóa thân của vị thần trong tam vị nhất thể của Hindu giáo.

Là một trong những vị thần trong tín ngưỡng của người Hindu, ngài được tôn kính như là Đấng tối cao trong giáo phái Vaishnava. Vishnu cũng được xem như là linh hồn tối thượng (Paramatman – Rigveda: 1.022.20a), Đấng Sáng Tạo Tối Cao (Parameshwara ) được nói đến trong Yajur Veda, Taittiryia Aranyaka (10-13-1) hay là Chân Lý Cuối Cùng. Thần được coi là chúa tể của sáng tạo, người cai quản của quá khứ, hiện tại và tương lai; là một trong những người hỗ trợ, duy trì và điều chỉnh vũ trụ. Chính từ Ngài vũ trụ đã bắt đầu. Trong Rigveda, Vishnu được đề cập đến 93 lần. Ông thường xuyên được gọi cùng với các vị thần khác, đặc biệt là Indra, người giúp Thần giết Vritra, và cùng uống Soma. Đặc tính phân biệt của ông trong kinh Veda là vị thần kết hợp ánh sáng. Hai bài thánh ca Rigvedic trong Mandala 7 được dành riêng cho thần Vishnu. Cũng giống như thần Indra, Vishnu được xem như vị Thần tách tách trời và đất (Rig Veda 7.99).

Hình tượng thầnVishnu (Iconography)

Thần được vẽ với pháp thân đang ngủ trên một con rắn có nghìn đầu có tên là Adhi Sesha hoặc Ananta Sesha; cùng vợ Ngài – nữ thần Lakshmi – đang xoa bóp chân trái của Ngài. Thần Narayana và rắn Adhi Sesha không thể tách rời. Ngay cả trong hóa thân của Vishnu là Ram và Krishna, thì rắn Adhi Sesha cũng hóa thân thành Lakshman và Balarama để phụng sự Đấng Toàn Năng.

Trong kinh Puranas, Vishnu được miêu tả là người sáng tạo màu sắc của những đám mây, cầm một bông hoa sen, gậy, con ốc (shankha) và một luân xa (charka).

Trong Bhagavad Gita, Vishnu được miêu tả là Ngài có một Khuông Mẫu Vũ Trụ (Vishvarupa) để giới hạn cảm nhận nhận thức của con người. Khi Krishna tiết lộ mình chính là hóa thân Vishnu đến Arjuna, trong ánh hào quang của Ngài các vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, Vinayagar, Hanumaan, Anjaneyar, Agni cùng chư Thiên khác và với nữ thần Lakshmi hiện linh ảnh trong lồng ngực của ông. Krishna nói rằng “Ngài hiện diện khắp nơi. Ngài giữ vợ Ngài trong lồng ngực, để nhắc nhở con người hãy quan tâm đến người thân trong gia đình”. Rama, một hóa thần của ngài cũng luôn trung thành với Seeta Devi, đi theo con đường Chính Pháp, sống một cuộc sống có ý nghĩa với chúng sinh.

Bốn cánh tay của Ngài có Thần Lực mạnh mẽ và hiện diện mọi nơi. Hai cánh tay trước mặt chứng tỏ Vishnu hiện diện trong thế giới vật chất, trong khi hai cánh tay phía sau chứng tỏ Vishnu hiện diện trong thế giới tâm linh. Màu xanh là bản chất của vạn vật khắp mọi nơi, nó là màu của bầu trời xanh vô hạn cũng như là màu của đại dương mênh mông mà Ngài cai quản. Trên ngực ông có ấn srivatsa, tượng trưng cho vợ của mình (nữ thần Lakshmi). Ngài đeo trên cổ mình chiếc hoa tai niềm tin Kaustubha và vòng hoa cổ Vanamaalaa. Ngài đội một vương miện, biểu tượng của quyền lực tối cao.

Ý nghĩa của các vật dụng đi cùng với thần Vishnu

1. Vỏ ốc (Panchajanya) Ngài giữ trên tai trái có ý nghĩa là sự sáng tạo. Panchajanya được xem như là sự khởi đầu của năm yếu tố: đất, nước, lửa, không khí và bầu trời.

2. Bánh xe (chakra), Ngài giữ trên tay phải, là một vũ khí sắc bén có tên “Sudarshana”. Con đường xác định chân lý vĩnh cữu. Vũ khí này đại diện là hoa sen có sáu cánh, quyền lực điều khiển tất cả sáu mùa.

3. Cây gậy Gada (Kaumodaki) Ngài nắm trong tay trái phía dưới, đại diện cho sự tồn tại Phàm Ngã. Nó tượng trưng cho nguồn lực nguyên thủy, điểm khởi đầu của sức mạnh tinh thần và vật chất.

4. Hoa sen (Padma), Ngài giữ trong tay phải phía dưới, thể hiện sự giải thoát hay phân tán. Hoa sen tượng trưng cho quyền lực khởi đầu vũ trụ. Là sự tập trung của Chân Lý hoặc Satya, khởi đầu của quy tắc ứng xử hay Chính Pháp, và kiến thức (Gyana) trong một biểu tượng duy nhất.

Những ý nghĩa tượng trưng của những vật trên cho thấy Vishnu là một vị thần từ bi vì đã chỉ ra thực tướng của mọi sự, mọi vật trên đời cho loài người chiêm nghiệm. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai điểm nổi bật khi nghiên cứu về Thần: (i) thần Vishnu là một trong ba vị tối linh nhưng cả ba đều là một - Thượng đế duy nhất (Ishvara). Trong Veda ghi lại: “Ekam sat vipra bahudha vadanti” nghĩa là Thượng đế được gọi bằng nhiều tên khác nhau, nhưng các tên gọi đó chỉ là tiếng vọng của Một (thực tại) mà thôi. (ii) thần Vishnu là vị thần Bảo hộ khác với thần Hủy diệt (Shiva) và thần Sáng tạo (Brahma), nên ngài hiện ra để phụng hiến cho hạnh phúc của kẻ khác với hàng chục hóa thân được nêu trong Bhagavata -Purana. Có kiếp Vishnu hóa làm loài cá Matsya giải cứu ông tổ của loài người là Manu thoát khỏi nạn hồng thủy. Ngài lại hóa thành rùa Kurma để giúp chư thiên vớt những sinh linh cùng tài sản của họ bị chìm dưới nước sâu. Ngài lại làm con heo rừng Varaha kéo những vùng đất bị chìm xuống biển lên bờ để muôn loài có chỗ ở. Ngài hóa thành nhân sư Narasimha mình người, đầu sư tử giúp con trai của Quỷ vương thoát khỏi nanh vuốt của cha mình, đi tu và đạt đạo… Nổi bật là hoàng tử Rama, một hóa thân tuyệt vời của ngài, được kể lại qua sử thi vĩ đại Ramayana. Vượt lên tất cả, hóa thân quan trọng nhất của Vishnu là Krishna. Một lần hồi Krishna còn nhỏ đã bốc một nắm đất dưới chân bỏ vào miệng. Mẹ Krishna vội vàng dùng tay cạy miệng Krishna để lấy đất ra, bà hết sức kinh ngạc thấy trong miệng Krishna lần lượt hiện ra bóng dáng của toàn thể vũ trụ bao gồm mặt đất, bầu trời, các vì sao, núi sông và biển lớn với những con sóng thần chồm lên theo hơi thở của ngài. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về các hóa thân của Ngài

Hóa thân của thần Vishnu

Bằng chứng về sự tiến hóa được quan sát. Vishnu hóa thân từ cá, rùa, heo rừng, nửa người nửa sư tử, một người lùn, và một người hoàn hảo trong hóa thân Parasuram. Trong hóa thân Ram, ông là một trụ cột gia đình. Trong Krishna, ông thể hiện sự hồn nhiên vui tươi, quyền lực tối cao, và minh triết của Thượng Đế khi đọc cho mẹ nghe Bhagvad Gita. Có thể nói, mỗi hóa thân đều để lại thông điệp cho thế gian.

1.    Cá Matsya

Cá Matsya là hóa thân đầu tiên của Vishnu, có phần trên giống Vishnu, phần dưới giống cá, có 4 tay với các biểu tượng đặc biệt. Matsya giúp tổ tiên của loài người là Manu lấy lại kinh Veda đã bị quỷ của tạo hóa ăn cắp và mang xuống đại dương. Thần đã báo trước cho Manu về nạn Đại hồng thủy, khuyên đóng một con thuyền, rồi biến thành cá dẫn đường cho thuyền đến bến bờ yên tĩnh và bắt đầu tạo lập một thế giới mới.

2.    Rùa thần Kurma

Người ta tin rằng tội lỗi con người sẽ tăng lên theo cấp số nhân, trong khi đạo đức mờ dần và ngừng phát triển. Nhiều người có ý nguyện phá vỡ cái không khí vô minh này thật sớm. Nhân loại tàn phá thiên nhiên vì phục vụ đô thị hóa. Họ trở thành con nghiện các thứ chất say. Cái tốt và cái xấu được cân bằng, Tuy nhiên, đôi khi số lượng cái ác nhiều hơn. Và Thiên Chúa giáng xuống trần gian để loại bỏ bất công, kẻ lỗi lầm bị trừng phạt. Đây là hóa thân thứ hai trong mười hóa thân của Ngài.

Trong hóa thân Matsya, thần Vishnu tối cao sẽ mang pháp thân của một con cá và gìn giữ thế giới khỏi sự hủy diệt và kiềm hãm vô minh phát triển. Ngài chiến đấu với con thủy quái màu đỏ, giành lại các kinh sách Veda của Phạm Thiên. Trước đó, con thủy quái này đã đánh cắp các kinh sách Veda và dấu dưới nước.

Nhưng hòa bình ấy tồn tại chẳng được lâu. Thế giới lại một lần nữa phải đối mặt với khổ đau. Các chư Thiên và Asuras luôn luôn trong tâm trí chiến tranh. Cuộc chiến xảy ra, thần Demi có nguy cơ thất bại. Một thỏa thuận hòa bình được thực hiện; các chư Thiên và Asuras đồng ý khuấy biển sữa để lấy mật hoa thiêng liêng – loại nước cam lồ làm bất tử. Vào thời điểm đó, Vishnu hóa thân thành một con rùa, tức là Kurma Avatar, để hỗ trợ các ngọn núi.

Mandara nhờ Churn Dasher và Vasuki, vua của loài rắn biến thành sợi dây thừng để khuấy sữa. Sau đó thần Maha Vishnu biến thành Mohini – một thiếu nữ duyên dáng – tìm đến các ác thần Asuras và làm xao động tâm trí họ; cho nên bọn họ không uống được mật hoa. Các Chư Thiên uống được mật hoa và trở thành bất tử, Chân Lý một lần nữa trở lại. Người ta tin rằng thần Rahu và Ketu đã nếm chút mật hoa. Thái Dương Thần và Nguyệt Tinh đã báo cho Vishnu biết điều này. Với sự giúp đỡ của họ, Vishnu đã cắt đầu của Rahu và Ketu, nhưng do đã dùng mật hoa nên các phần khác của cơ thể họ vẫn còn sống. Sau đó, Rahu và Ketu được ghép bằng đầu và cơ thể của một con rắn. Người ta tin rằng trong thời gian nhật thực, Rahu và Ketu ăn một phần cơ thể của Mặt Trời và Mặt Trăng để trả thù xưa.

3.    Hóa thành heo rừng Varaha – Vishnu cứu trái đất khỏi cơn đại hồng thủy.

Vishnu hiện thân với hình dáng thân người, đầu heo, có 4 tay. “Đây là một biểu tượng trần thế hay nói đúng hơn là một vị thần trần thế” [Veda 3;59]. Sau nhiều năm, một con quỷ có tên là Hirayaksha lại nhấn thế giới chìm sâu vào đại dương. Thần Narayana đến trong hình dạng của Varaha và giải cứu trái đất. Hiranyakasipu là em trai của Hiranyaksha. Hắn cũng không khác từ người anh em cùng chí hướng tà tâm. Hắn ghét Narayana và không cho phép bất cứ ai thờ phụng Narayana. Tuy nhiên, Prahlad – con trai hắn – là một tín đồ Vishnu. Hiranyakasipu cảnh báo con trai mình không tôn thờ thầnVishnu. Nhưng Prahlad đã không lắng nghe cha. Tức giận vì con trai không nghe lời, hắn quyết định giết mình. Hắn hỏi con trai: Vishnu hiện nay ở đâu? Prahlad bình tĩnh trả lời: “Ngài có mặt ở khắp nơi “. Thất vọng và tức giận, Hiranyakasipu điều tra xem Vishnu ở đâu và biết Ngài ở bên trong trụ đá gần ngai vàng của mình. Hiranyakasipu phá vỡ các cột trụ và Vishnu xuất hiện ở dạng nửa người nửa sư tử, tức là Narasimha. Theo thần thoại, Varaha đã lặn xuống đáy đại dương, dùng mõm của mình nâng nữ thần Trái đất Bkhumi-devi đang bị con quỷ Hiranyaksa nhấn chìm xuống nước nguyên sinh, sau một trận đánh kéo dài hàng nghìn năm với quỷ dữ. Nhờ việc cứu được nữ thần Trái đất, Vishnu trở thành người có công tạo ra đất đai cho lục địa Ấn Độ. Varaha cũng có các vợ như Vishnu nhưng nữ thần Trái đất thường gặp nhiều hơn người vợ quen thuộc là nữ thần Laskmi. Trong nghệ thuật tạc tượng Varaha thường được tạc ở bốn vị trí: 1. Đứng một mình, đặt tay lên đùi; 2. Đứng ôm vợ Bkhumi-devi; 3. Đang ngồi trên mũ tu sĩ của rắn Adisesa; 4. Ngồi trên đài ở tư thế Sukkh-asana với Bkhumi-devi hay Laskmi trên đùi.

4.    Vamana chiến thắng Maha Bali.

Trong hóa thân tiếp theo, Vishnu có pháp thân là Vamana, một vị Bà-la-môn thấp lùn. Vua Maha Bali là một người tốt. Tuy nhiên, gã là một Asuran, luôn có thái độ xấu đối với Chư Thiên và muốn thắng họ. Để đạt được một vị trí trên trời, ông thực hiện Ashwamedha Yagam. Maha Bali thực hiện Ashwamedha Yagam và bố thí tài sản cho những Bà la môn và người nghèo. Vishnu cải trang thành một bà la môn tên là Vamana, và yêu cầu được nhận ba cái đạp lên đầu. Maha xem thường gã lùn, nhưng cũng đồng ý thực hiện yêu cầu nhỏ nhặt đó. Sukracharaya – thầy của hắn – trốn trong bình nước nhắc nhở, gã lùn kia không ai khác chính là Vishnu, người tìm đến để thử lòng khiêm nhường của gã. Sukracharaya hóa thành côn trùng và chui vào vòi nước để mách nước học trò, nhưng Maha Bali lại quên khuấy khi cầm cái bình có nước thay vì bình rỗng. Nước trong bình bị đổ ra, Sukracharya biến thành con ong để ngăn nước chảy ra ngoài, nhưng Vamana sử dụng “dharbai” để thông rỗng, và Sukracharya bị thương ở mắt. Một khi Bali Maha tận tình bố thí, Vamana cho gã thấy nhiều hình thức thật của mình. Gã mở rộng lòng mình và giữ một chân trên trái đất và một bước trên trời. Bali biết rằng gã vượt ra ngoài Bản Ngã và đề nghị thực hiện nghi thức thứ ba. Trong hóa thân này Vishnu này cho thấy Ngài là tối cao và mạnh nhất.

Đây là lần hóa thân thành người đầu tiên của Vishnu và lập được chiến công rực rỡ khi đánh bại tên quỷ vương Bali bạo ngược đang cai quản cả ba cõi khi ấy. Vishnu đã hạ giới mang hình hài một người lùn, giả dạng thành một người nông dân đến cầu xin vua Bali cho một khoảng đất rộng bằng ba bước chân. Bali đồng ý, Vamana bất ngờ vươn mình thành người khổng lồ, bước 3 bước hết cả ba cõi vũ trụ: thế gian – thiên đường – địa ngục. Tuy nhiên, thật ra bởi bản chất Bali không phải là một ông vua xấu xa nên Vishnu đã trả ông ta về vương quốc Patala – một cõi còn tuyệt vời hơn cả thiên đường. Với thần tích này Vishnu còn được mệnh danh là “Người chinh phục vũ trụ bằng 3 bước đi” (Trivikrama) và hình tượng bàn chân cũng trở thành một biểu tượng quen thuộc của thần Vishnu. Đồng thời cũng cho thấy tính cách vị tha, nhân hậu của vị thần này.

5.    Nhân sư Narasimha

Nhân sư Narasimha là hóa thân của Vishnu nhằm tiêu diệt vua quỷ Hiranyakasipu ngạo mạn (anh của quỷ Hiranyaksa) chuyên gieo rắc tai họa cho trần thế. Không ai có thể tiêu diệt được nó, bất kể là con người hay thần thánh, bất kể ngày hay đêm vì nó đã được Brahma che chở. Vishnu đã dùng mưu lừa được vua quỷ ra khỏi tòa lâu đài và hiện ra dưới hình dáng nhân sư Narasimha, xé xác vua quỷ ra từng mảnh. Với hóa thân này, Vishnu thường hiện thân với hình tượng thân người đầu sư tử. Theo nguyên tiếu tượng, nhân sư có từ 4 đến  16 tay, 2 tay trên gấp khuỷu lại, nâng thẳng lên cao và đỡ các biểu tượng bình thường, 2 tay dưới được vũ trang bởi những móng. Nhưng đôi khi Narasimha ngồi trên đài ở tư thế đang tư duy, 2 chân thõng xuống, 2 tay trên đan ngón vào nhau đặt dưới cằm, 2 tay khác với ngón có móng giơ lên, gấp khuỷu và nâng thẳng. Mũ và tất cả các đồ trang sức của nhân sư cũng giống của Vishnu.

6.    Parashu Rama – Rama cầm rìu

Với hình dáng một người đàn ông có râu, 2 tay cầm cung và cầm rìu chiến (parasu), Vishnu được sinh ra làm một nhà thuyết pháp đồng thời cũng là một chiến binh. Parashurama thay mặt các vị thần lập lại trật tự trong xã hội, tránh sự chuyên quyền của tầng lớp chiến binh Kshatriya lúc bấy giờ và trả lại ưu thế cho tầng lớp Brahman vì các thần cho rằng để cho những nhà thuyết pháp cai quản thì thế gian sẽ công bằng và bình yên hơn. Parashurama đã 21 lần tiêu diệt các chiến binh Kshatriya để lấy lại uy quyền cho đẳng cấp Brahma. Thần tích này có lẽ xuất hiện hơi muộn, khoảng đầu thế kỉ I TCN với dụng ý đề cao tầng lớp Brahman, hạ thấp vai trò tầng lớp võ sĩ, Kshatriya, trong hệ thống đẳng cấp Varna. Vì thế, hiện nay, Parashurama được những người theo Brahman tôn thờ chủ yếu ở Nam Ấn.

7.    Rama Chandra

Chandra có nghĩa là ánh trăng, Rama ánh trăng hay Rama dịu dàng, trái ngược với chàng Rama Parashu hiếu chiến. Nhưng trong lần hóa thân thứ sáu thì chàng Rama cầm rìu còn Rama trong lần hóa thân thứ bảy này thì cầm cung làm vật tượng trưng. Đây là hóa thân của Vishnu trần tục nhất, hạ giới xuống trần gian với mục đích tiêu diệt quỷ Ravana và thuộc hạ của nó để giải cứu cho nàng Sita xinh đẹp. Thần tích này trở thành cốt truyện của sử thi Ramayana nổi tiếng. Trong nghệ thuật tiếu tượng Ấn Độ, Rama được mô tả như một người lính, với cây cung lớn và ống đựng mữi tên, đầu đội vương miện giống Vishnu, thường đứng bên cạnh người vợ xinh đẹp là nàng Sita và người anh trai tận tụy là Laksman, đôi khi có cả đồng minh trung thành của chàng là khỉ Hanuman.

8.    Thần Krisna

Là một hóa thân rất quan trọng và rất nổi tiếng của Vishnu dưới hình tượng một nhân vật anh hùng, được kể trong Bhagabatapurana, truyện Harivamsa và được kể lại trong sử thi Mahabharata. Theo thần thoại Hindu giáo, Krisna rất được yêu mến trong số các vị thần Ấn Độ. Một số người theo phái thờ Krisna cho rằng Krisna không phải là hóa thân của Vishnu mà chính là Vishnu. Nhưng có lẽ vì Vishnu được sinh ra từ một người mẹ trần thế nên được xem như một hóa thân, tức là một con người với ngoại hình trần tục, thân thể máu thịt của người nhưng linh hồn của thần linh.

9.    Lord Budda (đức Phật)

Vishnu hóa thân thành thái tử Sakyamuni – một nhân vật có thật trong lịch sử Ấn Độ và là người sáng lập ra đạo Phật. Hàng thế kỉ trôi qua sau cái chết của mình, gương mặt lịch sử này từ đời thực bước vào thần thoại Ấn Độ sau khi Phật giáo không còn được xem là mối nguy hiểm với Hinđu giáo nữa. Đức Phật được công nhận là hóa thân thứ chín của Vishnu và được tôn thờ trang trọng trong hệ thống thần linh Ấn Độ.

10.    Ngựa Kalkin

Đây là hóa thân cuối cùng của thần Vishnu. Theo thần thoại Ấn Độ, khi kết thúc một chu kì của vũ trụ, Vishnu sẽ trở lại thế gian, cưỡi trên một con ngựa trắng cùng với thanh gươm rực rỡ của mình để hủy diệt những con quỷ cuối cùng và những con người độc ác còn sót lại trước khi thế giới được thiết lập lại. Trong nghệ thuật tiếu tượng thường ít gặp hình ảnh của Kalkin nhưng hình ảnh một con ngựa có cánh đôi khi cũng được coi là biểu tượng của lần hóa kiếp này.

Có thể khẳng định rằng, bên cạnh ý nghĩa về lịch sử, những hóa thân của thần Vishnu mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Hindu. Về sau này còn nói đến nhiều lần giáng thế hơn, có tới 22 lần hoặc thậm chí là vô số lần. Nhiều nhân vật khác trong thần thoại Ấn Độ cũng là những hóa thân của Vishnu hoặc mang đậm tính cách của thần như thần Purusha – con người đầu tiên; Nara, Narada hay Narayana là tên của những nhà hiền triết, lãnh tụ tinh thần nổi tiếng của người Hindu. Ngài còn được biểu hiện dưới những hình tượng đẹp đẽ khác như: Kama – thần tình yêu, Varadaradza – ân nhân vĩ đại, hay đức chúa trời Vaikhuntkha. Đôi khi Vishnu còn xuất hiện với tư cách là một vị thần y của Ấn Độ dưới hình dáng một người phụ nữ xinh đẹp tay mang thần dược.

Ngày nay, khi đời sống tâm linh càng trở nên phong phú thì sự thể hiện của Ngài không chỉ đối với người Ấn Hindu theo giáo phái Vaishnava mà nó đã vượt ra phạm vi của một quốc gia. Hình tượng của Thần không chỉ thể hiện trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đền đài mà cả ở trong văn chương. Trong sử thi Ramayana với 24.000 câu thơ đôi (sloka) với thần Vishnu hóa thân làm hoàng tử Rama đã trở thành những dị bản văn học có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của nhiều dân tộc. Rama lấy vợ là Sita (nghĩa là luống cày), bị thế lực tham quyền gạt ra khỏi ngôi báu phải vào rừng sống biệt lập 14 năm, đối mặt với quỷ vương Ravana, trải qua nhiều thảm nạn và đem đến những bài học lớn cho nhân loại. Những bài hát vang lên hai bờ sông Hằng về hóa thân của thần Vishnu ấy đã có sức truyền cảm mãnh liệt vượt không gian và thời gian, không những đi vào hàng triệu trái tim người dân Ấn Độ mà còn vào tận đáy lòng của hàng triệu người ở châu Á, ở Tây Tạng, ở Mông Cổ và nhất là ở các dân tộc Đông Nam Á. Ở Lào, ở Campuchia, ở Indonesia, ở Thái Lan, ở dân tộc Chăm và ở Việt Nam.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây