Trao đổi về thế mạnh nghiên cứu Trung Quốc của Nhà trường, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn giới thiệu các đầu mối giảng dạy và nghiên cứu quan trọng như Bộ môn Trung Quốc học (Khoa Đông phương học), Bộ môn Hán Nôm (Khoa Văn học), Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc. Tại các đơn vị này, các giảng viên và nghiên cứu viên đã và đang giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu, có tiếng vang trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, hàng năm, Nhà trường đón khoảng 500-600 sinh viên Trung Quốc đến học tập và thực tập. Nhiều sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp tại Nhà trường đã trở thành các chuyên gia về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, các nhà ngoại giao, trong đó có 4 cựu sinh viên đã trở thành đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHND Trung Hoa tại Việt Nam. Với Trường Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, Nhà trường đã hợp tác trao đổi sinh viên và giảng viên theo biên bản ghi nhớ ký tháng 11/2016.
Cũng trong buổi làm việc, lãnh đạo hai trường đại học đã trao đổi, thống nhất tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, xuất bản quốc tế. GS. Guo Shuyoung gửi lời mời cán bộ, giảng viên Nhà trường tới thăm Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải trong thời gian sớm nhất.
Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải thành lập năm 1949, là trường đại học trọng điểm của thành phố Thượng Hải và của Trung Quốc, được xây dựng theo “chương trình 211”. Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải có 38 chương trình đào tạo cử nhân, 41 chương trình đào tạo thạc sĩ, 17 chương trình đào tạo tiến sĩ. Trường đào tạo từ các chuyên ngành ngoại ngữ cũng như các ngành khác như Kinh tế và Thương mại quốc tế, Tài chính, Luật học, Chính trị quốc tế, Công nghệ giáo dục học, Báo chí. Trường có hơn 5.900 sinh viên hệ chính quy, gần 3.000 học viên sau đại học, và trên 1.500 lưu học sinh.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn