Ngày mùng 4 tháng 5 vừa qua khoa Đông Phương học đã tổ chức lớp kỹ năng thuyết trình cho sinh viên 5 tốt đến với buổi giao lưu này bài khoa vinh dự mời đến ba vị khách mời là 3 sinh viên đã có thành tích học tập xuất sắc và có kinh nghiệm trong việc thuyết trình:
Sinh viên Trần Tiến Anh
Sinh viên Lê Thị Ngọc Mai
Sinh viên Nguyễn Thị Nha
Sinh viên Lê Thị Ngọc Mai đang chia sẻ kinh nghiệm
Mỗi một bạn sinh viên đều có một cách thuyết trình khác nhau nhưng chung nhất chúng ta có thể nhắc đến như sau
1. Sự tự tin
Sự tự tin đem đến cho người nghe một cảm giác thoải mái hứng thú và thắc mắc về nội dung sẽ được thuyết trình như bạn sẽ nói những gì? Nội dung có hấp dẫn hay không? Quan trọng hơn sự tự tin khiến cho người thuyết trình sẽ nhớ được bài thuyết trình của mình , ngược lại những người thiếu tự tin trong khi thuyết trình một khi bị vấp trong bài thuyết trình thì sẽ quên và không thể tiếp tục bài thuyết trình của mình được nữa.
Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn
Sự tự tin giúp bạn linh hoạt trong khi thuyết trình
Cách tự tin:
2. Lời mở đầu
Lời mở đầu cực kỳ quan trọng đối với một bài thuyết trình người nghe sẽ cảm thấy bị thu hút , bài thuyết trình này có đáng để nghe hay không là nhờ và lời mở đầu
“Đầu xuôi đuôi lọt”, mở đầu tốt coi như bạn thành công một nửa.
Các cách giúp bạn có được sự mở đầu ấn tượng
3. Nội Dung
nội dung bài thuyết trình nên được xây dựng một cách khoa học cần có mở đầu, nội dung và kết thúc , các nội dung của các phần sẽ có sự liên kết với nhau. Trong một bài thuyết trình nếu có nhiều nội dung cần đề cập, bạn cũng nên chia nhỏ chúng ra và trình bày hoàn tất từng nội dung. Tránh tình trạng đang nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác khiến bài thuyết trình lan man, không tập trung và gây rối rắm cho người nghe.
Cách xây dựng:
4 Phong cách thuyết trình
Một sai lầm quan trọng mà nhiều người thuyết trình gặp phải đó là quá tập trung vào bài thuyết trình mà quên đi người nghe , người thuyết trình hãy cười thật tươi , biểu cảm cơ mặt, có sự di chuyển tirong khi thuyết trình để tạo ra hiệu ứng sân khấu. Một người thuyết trình chỉ chu tâm vào mỗi bài thuyết trình mà không để ý xung qunh thì giống như một con robot biết nói, nguoif nghe thấy khó chịu, nhàm chán.
Giọng điệu cực kì quan trọng trong khi thuyết trình : cần có trầm có bổng, nhấn mạnh đúng lúc đúng hôc, đặc biệt là nội dung chính
Khi thuyết trình tuyệt đối không nên cầm giấy để đọc đây là một điểm trừ trong bài thuyết trình của bạn , bạn có thể sử dụng nội dung thuyết trình dưới dạng khổ nhỏ vừa lòng bàn tay và khi bạn muốn xem lại nội dung bạn chỉ nên nhìn qua một chút, không nên đọc. Nhưng điều tốt nhất bạn nên thuộc bài trước khi thuyết trình.
Một điểm nhỏ chú ý khi thuyết trình đó là bàn tay của bạn, khi bạn muốn chỉ vào người nghe muốn nhấn mạnh một điều gì đó bạn không nên sử dụng một ngón tay và chỉ về phía họ , nếu muốn hướng đến khán giả bạn hãy ngửa lòng bàn tay ra và đưa về phía khán giả - điều này sẽ giúp cho họ cảm thấy họ không phải là đối tượng mà bạn đang muốn chỉ định trong cái bài bài thuyết trình này, không những thế nó còn tạo cho người nghe cảm giác thoải mái, dễ gần.
Khi nhấn mạnh nội dung của bài bạn cũng không nên sử dụng ngón tay để chỉ lung tung hãy sử dụng đầu ngón tay trỏ và đầu ngón tay cái chụm lại với nhau.
Để không bị bí từ và phụ thuộc quá nhiều vào giấy bạn nên giao lưu nhiều với khán giả. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi mở để khán giả tự nói chuyện với bạn và cuối cùng bạn là người chốt lại vấn đề. Hãy cho khán giả thấy bạn có vẻ dễ thương hơn và gần gũi hơn.
5. Kết thúc bài thuyết trình
Khi kết thúc bài thuyết trình mình bạn nên kết thúc nó một cách ấn tượng và chắc chắn. Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.
Sinh viên Dương Văn Giáp hỗ trợ buổi học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn