ASEAN trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau chiến tranh lạnh

Chủ nhật - 03/04/2016 00:00
ASEAN trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau chiến tranh lạnh
ASEAN trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau chiến tranh lạnh

1. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh
1.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh
Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình trong nước có nhiều thay đổi. Ấn Độ đã phải thay đổi chiến lược phát triển cũng như chính sách đối ngoại để phù hợp với bối cảnh mới. 
Thứ nhất,sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện thúc đẩy hai quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, tác động to lớn tới mọi quốc gia không phân biệt trình độ phát triển, hệ thống chính trị, văn hóa. Xu thế tập trung phát triển kinh tế để tránh tụt hậu khiến tất cả các nước (trong đó có Ấn Độ) phải hợp tác với nhau, từng nước đều thi hành chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. 
Thứ hai, vai trò ngày càng tăng của ASEAN tại khu vực do thành công trong phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên cũng như tạo được những cơ chế hợp tác đa phương đầy sức sống và triển vọng. Trong cục diện mới, ASEAN đã tích cực hơn trong quan hệ với các nền kinh tế lớn, đồng thời giữ thế độc lập và cân bằng trong quan hệ với các nước lớn. Các nước thành viên đều có được quan điểm và sự nhất trí chung trong các vấn đề khu vực và thế giới. Những điều chỉnh theo hướng hợp tác phát triển trong nội khối khiến cho các nước lớn tỏ ra coi trọng ASEAN khi xử lý các vấn đề khu vực. 
Thứ ba, tình hình không ổn định ở Nam Á và sự phát triển ít hiệu quả của SAARC  đã không đem lại hiệu quả trong hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và các nước láng giềng. Trong suốt thập kỷ 1980, tình hình khu vực Nam Á luôn ở trong tình trạng bất ổn, trái ngược với mối quan tâm của Ấn Độ về môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực để tập trung phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, SAARC phát triển chậm chạp và chưa hiệu quả. Tính đến năm 1993 (sau 8 năm ra đời của SAARC), trao đổi hàng hoá trong nội khối chỉ đạt 3 tỷ đô la Mỹ (USD), chiếm 3,4% tổng kim ngạch ngoại thương của khu vực này với thế giới. 
Thứ tư,Ấn Độ luôn có nhu cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước trước tình hình mới. Cho đến cuối thập kỷ 1980, Ấn Độ đã cố gắng thực hiện một số biện pháp điều chỉnh quan trọng để vực dậy nền kinh tế nh¬ưng do nhiều nguyên nhân, những cố gắng trên chưa mang lại những kết quả mong muốn. Đến cuối năm 1991, nền kinh tế trì trệ và yếu kém của Ấn Độ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Mức tăng Tổng thu nhập quốc nội (GDP) tụt xuống còn 0,8% vào năm tài chính 1991-1992, đầu tư¬ trực tiếp nước ngoài chỉ đạt trung bình khoảng 100 triệu USD mỗi năm, nợ n¬ước ngoài lên đến 70 tỷ USD... 
Thứ năm,hội nhập kinh tế tại Đông Á thông qua ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA)/hiệp định đối tác kinh tế (EPA) có những bước tiến nhanh và mạnh mẽ khi bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nhận thấy việc hội nhập kinh tế với khu vực này là một cơ hội lớn và có ý nghĩa sống còn đối với Ấn Độ trong quá trình vươn lên trở thành một cường quốc, Ấn Độ cũng thúc đẩy mạnh mẽ việc đàm phán, ký kết các FTA song phương và đa phương với các nước Đông Á. Điều này đã thể hiện rõ nét trong bài diễn văn với tiêu đề “Quan hệ của Ấn Độ với các láng giềng phía Đông” của Thư ký Bộ Ngoại giao Ấn Độ Shri Rajiv Sikri ngày 31/5/2005 khi đánh giá về Chính sách hướng Đông: “Nó đã và đang là câu trả lời cho sự thay đổi cân bằng toàn cầu và các xu thế của thế giới hậu Chiến tranh lạnh, cũng như là việc tìm kiếm sự hội nhập kinh tế và chính trị với một khu vực năng động, rộng lớn đang tiến triển thành một quyền lực kinh tế và chính trị toàn cầu”. 
 

Tác giả: PGS.TS. Lê Văn Toan và TS. Nguyễn Trường Sơn 
 

(Xem bài viết toàn văn tại cuốn Phương Đông: Truyền thống và Hiện đại, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2015)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây