Chủ đề: Nghệ thuật tôn giáo và văn hóa tộc người ở miền núi: Một cách nhìn từ góc độ bên ngoài
Diễn giả: PGS.TS. Nguyễn Tri Ân (Đại học Bates, Hoa Kỳ)
Thời gian, 9h00 sáng thứ Sáu, 06-5-2016
Địa điểm: Phòng Hội thảo tầng 2 nhà H, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tóm tắt:
Người Dao là ai? Họ sống ở đâu? Tôn giáo, tín ngưỡng và truyền thống văn hóa của họ là gì? Tại sao người Dao lại dùng chữ Hán như một phương thức để bảo tồn văn hóa và tín ngưỡng? Tại sao người Dao đã tạo ra những bộ tranh thờ rất phong phú, đa dạng, không chỉ phản ánh và chuyển tải đời sống văn hóa và tín ngưỡng lâu đời, mà các họa sĩ tạo hình còn để lại những nét vẽ mô phỏng nghệ thuật truyền thống hội họa của Trung Hoa cũng như nhiều nét văn hóa dân gian.
Là một người dạy về lịch sử văn hóa mỹ thuật châu Á ở Hoa Kỳ, có nhiều năm nghiên cứu về tranh thờ Đạo giáo, áo mão và pháp khí của các thầy Tào, tôi muốn chia sẻ kiến thức và cách hiểu của mình về tranh cổ của người Dao trong đời sống cộng đồng, cũng như những kinh nghiệm tổ chức trưng bày các hiện vật ở viện bảo tàng tại Hòa Kỳ, với hy vọng góp phần làm sâu sắc thêm hiểu biết của chúng ta về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và nghệ thuật của người Dao.
Về diễn giả:
TS. Nguyễn Tri Ân là Phó Giáo sư về Nghệ thuật và Văn hóa Hình ảnh và là Giáo sư Luce Junior về Châu Á học tại đại học Bates, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp thạc sĩ Thần học tại Trường Thần học Harvard và có bằng tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật châu Á tại Đại học California, Berkeley. Hướng nghiên cứu chính của ông tập trung vào nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo trong bối cảnh tôn giáo, chính trị và xã hội của văn hóa Đông Nam Á. Ông cũng quan tâm nghiên cứu các chủ đề khác như văn hóa hình ảnh trong Phật giáo, và nghệ thuật Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bài viết và công trình nghiên cứu, bao gồm một mục từ về đời sống tu hành Phật giáo ở Việt Nam trong Bách khoa thư về Đời sống tu hành, xuất bản năm 2000.
(Theo Ussh)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn