Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết cam kết của Triều Tiên về "phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên" bao gồm "việc loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân của Mỹ đối với Triều Tiên". Đây là một trong những cách giải thích rõ ràng nhất về quan điểm phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử.
Tại cuộc gặp ngày 12/6 vừa qua ở Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Triên Kim Jong-un đã nhất trí "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" đổi lại các đảm bảo an ninh của Mỹ.
Theo nguồn tin không chính thức, hôm 21/2 tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra 4 ưu tiên trong hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào 27-28/2 tại Hà Nội. Đó là cải thiện quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng, thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, phi hạt nhân hóa và hồi hương hài cốt binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên, CNN đưa tin.
Nguồn tin này còn nói thêm rằng Trump sẽ nêu ra những kết quả tích cực mà Bình Nhưỡng có thể nhận được nếu tuân thủ cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Hai lãnh đạo sẽ được sắp xếp thời gian trao đổi riêng với nhau trước khi họp cùng cả đoàn.
Đây cũng là các mục tiêu mà Mỹ và Triều Tiên hướng tới trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore tháng 6/2018. Tuy nhiên, tuyên bố chung sau hội nghị không có những điều khoản thi hành cụ thể, khiến các cuộc đàm phán song phương sau đó rơi vào bế tắc. Hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên chưa được ký, trong khi Bình Nhưỡng cũng không có những động thái phi hạt nhân hóa rõ ràng.
Trước ý kiến cho rằng Trump đã "quá nhượng bộ" với Kim sau cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên, các quan chức Mỹ khẳng định Washington vẫn tập trung theo đuổi mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa và khẳng định họ tham gia vào cuộc họp thượng đỉnh lần hai bởi tin rằng khả năng này sẽ trở thành hiện thực.
Mỹ và Triều Tiên tới nay vẫn chưa thống nhất về khái niệm phi hạt nhân hóa. Bình Nhưỡng muốn quá trình này diễn ra đồng bộ, có nghĩa là Washington phải từ bỏ "chiếc ô hạt nhân" của mình tại Hàn Quốc, trong khi Washington yêu cầu Bình Nhưỡng chấm dứt tất cả chương trình tên lửa và hạt nhân.
"Thống nhất quan điểm là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Hai bên đã đồng ý về điều này và đó cũng là mục tiêu hàng đầu mà Trump đang tìm cách đạt được tại hội nghị sắp tới", quan chức cho biết.
Nguồn tin tiết lộ thêm rằng Washington cũng sẽ nhấn mạnh việc "đóng băng" tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt và chương trình tên lửa, đồng thời vạch ra lộ trình để các thỏa thuận có thể triển khai.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Trump có chấp nhận rút toàn bộ binh sĩ khỏi Hàn Quốc để đạt được hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh Triều Tiên hay không, nguồn tin cho hay "không phải chủ đề của các cuộc thảo luận". Các nguồn tin lưu ý rằng lệnh trừng phạt Triều Tiên vẫn sẽ được Mỹ duy trì để thúc đẩy nước này có hành động thực chất.
Bài xã luận của Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) nêu rõ: "Khi chúng tôi nói đến Bán đảo Triều Tiên, khái niệm này bao gồm khu vực Triều Tiên cộng với lãnh thổ Hàn Quốc, nơi vũ khí hạt nhân của Mỹ và các dạng thức khác của đe dọa vũ lực đang được triển khai. Khi chúng tôi nói đến 'phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên', cần hiểu chính xác khái niệm này là xóa bỏ mọi nhân tố đe dọa hạt nhân không chỉ từ phía Triều Tiên và Hàn Quốc, mà cả từ toàn bộ các khu vực láng giềng".
Bài viết nhấn mạnh Triều Tiên bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ rằng Triều Tiên phải đơn phương phi hạt nhân hóa, đồng thời Washington nên từ bỏ "ảo tưởng" về việc buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân "bằng cách gây sức ép và trấn áp".
KCNA cũng cho biết thêm rằng: "Rõ ràng phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là một việc chung, không thể đạt được nếu Mỹ và Triều Tiên không cùng nhau cố gắng".
Hãng thông tấn nhấn mạnh: "Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên nên được xác định là "xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân của Mỹ đối với Triều Tiên trước khi loại bỏ khả năng răn đe hạt nhân của chúng tôi".
Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc từ năm 1958-1991. Sau khi rút loại vũ khí này, Mỹ đã mở rộng "chiếc ô hạt nhân", hỗ trợ cả Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng máy bay ném bom và tàu ngầm đồn trú tại nơi khác.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore, Mỹ cho biết sẽ không dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên trước khi có thêm những tiến bộ hướng tới phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách "có thể kiểm chứng".
ĐPH Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn