1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phùng Thị Thảo
2. Giới tính: Nữ
2. Ngày sinh: 28/11/1983
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 30/12/2013.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Số 4619/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X ra ngày 29/12/2016.
- Số 3550/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X ra ngày 29/12/2017.
7. Tên đề tài luận án: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964.
8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học
9: Mã số: 62 31 06 10
10. Các bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Đỗ Thu Hà
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là công trình khoa học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á trong giai đoạn 1947-1964 theo các vấn đề trọng tâm như cơ sở và lý thuyết hình thành chính sách, nội dung (mục tiêu và nguyên tắc) của chính sách, quá trình triển khai chính sách và phản ứng chính sách, kết quả và tác động, đặc trưng và mối liên hệ chính sách ở giai đoạn hiện tại (1991-2017).
Hoàn toàn khác so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, luận án vận dụng cả hai hướng tiếp cận của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực để lý giải chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á trong giai đoạn 1947-1964. Bằng việc vận dụng cả hai hướng tiếp cận này, luận án đã chỉ ra và chứng minh được dấu ấn, sự nhất quán trong nguyên tắc thực thi chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á qua từng giai đoạn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Là nghiên cứu hệ thống về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947-1964, luận án là tài liệu tham khảo đối với các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy Đông Nam Á học, Ấn Độ học, quốc tế học và lịch sử học.
Trong bối cảnh hiện nay, châu Á – Thái Bình Dương nói chung, ASEAN nói riêng đang nắm giữ vai trò tâm điểm trong Chính sách Hướng Đông và Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Việc tìm hiểu và giải thích chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947- 1964 với tư cách là giai đoạn nền tảng cho mối quan hệ Ấn Độ với khu vực thời kỳ hiện đại sẽ góp phần tăng cường và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Đông Nam Á và Ấn Độ cũng như giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, việc chỉ ra mối liên hệ xuyên suốt, sự nhất quán trong nguyên tắc thực thi chính sách đối ngoại qua các giai đoạn từ thời cổ đại, giai đoạn 1947-1964 đến giai đoạn hiện đại (1991-2017) sẽ là một trong những cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đưa ra những đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn của mối quan hệ Đông Nam Á - Ấn Độ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
+ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn sau 1964
+ Nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á
+ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam giai đoạn 1947- nay
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
[1]. Phùng Thị Thảo (2015), “Các nguyên tắc Panchsheel và những dấu ấn của nó đối với Hiệp định Geneva và Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Bandung”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (2), tr.25-42.
[2]. Phùng Thị Thảo (2015), “Quan điểm của Ấn Độ với Bắc Việt Nam trong Ủy ban đình chiến quốc tế (1954-1964): Nhìn từ góc độ Lịch sử, Tư tưởng và Quan hệ quốc tế”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ: Nghiên cứu liên nghành trong khoa học xã hội và nhân văn: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.193-209.
[3]. Phùng Thị Thảo (2015), “Phong trào giải phóng dân tộc của Indonesia với vai trò của Ấn Độ (1945-1949)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (6), tr.13-26.
[4]. Phùng Thị Thảo (2015), “Chính phủ Myanmar với chính sách ngược đãi người Ấn Độ ở thập niên 40 của thế kỷ XX: nhìn từ góc độ kinh tế”, Phương Đông: Truyền thống và hiện đại, NXB Thế giới, tr.43-55.
[5]. Phùng Thị Thảo (2016), “Từ chính sách không liên kết của Ấn Độ đến phong trào không liên kết giai đoạn 1947 đến 1964: Giá trị của Ấn Độ tiếp cận từ góc độ quan hệ quốc tế”, Giá trị Ấn Độ ở châu Á, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.175-192.
[6]. Phùng Thị Thảo (2017), “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với việc thực thi Hiệp định Geneva tại Việt Nam (1954-1958) và với tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc: Nhìn từ góc độ của Chủ nghĩa lý tưởng”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm Quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr.446-458.
[7]. Phùng Thị Thảo (2017), “Quan điểm của các nước Đông Nam Á đối với Chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947-1950: Nghiên cứu trường hợp của Indonesia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (8), tr.25-33.
[8]. Phùng Thị Thảo (2017), “Quyền lực mềm của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1961)”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế: Sức mạnh mềm Ấn Độ - Sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr.329-338.
[9]. Phùng Thị Thảo (2018), “Các đạo luật liên quan đến Ấn kiều tại Myanmar”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (1), tr.24-30.
[10]. Phùng Thị Thảo (2018), “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam dưới thời Thủ tướng Nehru (1947-1964)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (3), tr.20-26.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn