Đồng Thị Thu Hiền
Khóa: K59 Hàn Quốc học,
Khoa Đông Phương học, ĐHKHXHNV-ĐHQGHN
Báo cáo đi sâu phân tích và làm sáng tỏ những quan niệm của Nho giáo đối với người phụ nữ Hàn Quốc thể hiện qua tục ngữ, thành tố văn hóa đậm tính bản sắc của mỗi dân tộc. Chính vì thế, báo cáo gồm có ba chương lớn với những luận điểm then chốt sau: (1) Tổng quan về Nho giáo Hàn Quốc; (2)Tổng quan về tục ngữ Hàn Quốc. (3)Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ thể hiện trong tục ngữ Hàn Quốc. Báo cáo chú trọng vào chương (3) nhằm làm nổi bật những quan điểm của Nho giáo về người phụ nữ, xét trên cả hai khía cạnh quan điểm tiêu cực và quan điểm tích cực. Về mặt tiêu cực, Nho giáo có sự nhìn nhận lệch lạc về vị trí (phụ nữ luôn đứng sau nam giới; tư tưởng yêu thích con trai hơn con gái); về vai trò (không có tiếng nói trong những việc trọng đại của gia đình; không được tham gia vào các hoạt động quan trọng trong xã hội) và về số phận của người phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc (sự lệ thuộc tuyệt đối vào cha đẻ,chồng và con trai). Trong quan niệm tích cực, Nho giáo có sự nhìn nhận về vai trò của người phụ nữ (là người giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái); về phẩm chất người phụ nữ (những người phụ nữ với phẩm chất chung thủy, giàu đức hy sinh); về ngoại hình người phụ nữ (người phụ nữ có vẻ đẹp ngoại hình thanh thoát, tinh tế).
Bằng việc sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu lịch sử; so sánh; phân tích; mô tả; quy nạp; diễn dịch; tổng-phân-hợp;... kết hợp với các nguồn tài liệu trong và ngoài nước thông qua bài báo cáo tác giả mong muốn nên có sự nhìn nhận lại những tư tưởng của Nho giáo một cách khách quan hơn, tránh sự đánh giá phiến diện, một chiều; và hãy đấu tranh chống bất bình đẳng giới, để có được sự nhìn nhận cởi mở và công bằng hơn đối với người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Từ khóa: quan niệm Nho giáo; tục ngữ Hàn Quốc; tục ngữ về nữ giới Hàn Quốc; quan niệm tiêu cực; quan niệm tích cực;...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn