Lễ mừng sinh nhật PGS. NGND Nguyễn Quốc Hùng

Thứ sáu - 22/04/2016 00:00
Lễ mừng sinh nhật PGS. NGND Nguyễn Quốc Hùng
Lễ mừng sinh nhật PGS. NGND Nguyễn Quốc Hùng

PGS. Nguyễn Quốc Hùng sinh năm 1936 trong một gia đình trí thức tại Hà Nội. Năm 1961, ông được cử đi học tại Đại học Sư phạm Lê-nin ở Moscow, chuyên ngành Lịch sử. Năm 1964, theo quyết định của Nhà nước, ông là một trong số các sinh viên ngành khoa học xã hội ở Liên Xô và Đông Âu về nước, tiếp tục theo học tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông là sinh viên khóa đầu tiên của chuyên ngành Lịch sử thế giới (1965-1966). Năm 1966, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đảm nhiệm việc giảng dạy học phần Lịch sử thế giới hiện đại và các chuyên đề về chủ nghĩa đế quốc. Năm 1993, ông cùng GS.NGND Phan Huy Lê và GS.NGND Lê Quang Thiêm tham gia Ban Điều hành chuẩn bị xây dựng Khoa Đông phương học. Khi Khoa Đông phương học chính thức thành lập năm 1995, ông chuyển sang công tác tại Khoa, đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Khoa kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Nhật Bản học, đóng góp công sức vào việc xây dựng ngành Nhật Bản học còn non trẻ tại Việt Nam.

Đến mừng lễ sinh nhật PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng có đại diện Nhà trường, GS.TS. Nguyễn Văn Kim, đại diện Hội cựu giáo chức, Công đoàn Trường, Đại diện Khoa Lịch sử, Khoa Đông phương học cùng các thế hệ học trò của Khoa Lịch sử, Khoa Đông phương học, Bộ môn Nhật Bản học... Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Là chuyên gia về lịch sử thế giới, PGS. Nguyễn Quốc Hùng đã công bố nhiều công trình có ý nghĩa nền tảng về lịch sử thế giới hiện đại, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử Liên Xô (Nga) và lịch sử Nhật Bản. Tiêu biểu là các giáo trình về Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1945 (1984), Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995 (1998), Cách mạng Tháng Mười và phong trào giải phóng dân tộc (1987), Liên hợp quốc (1992), Quan hệ quốc tế thế kỷ XX (2000), Lược sử Liên bang Nga 1917-1991 (viết chung với Nguyễn Thị Thư, 2002), Hồ Chí Minh – Người chiến sĩ quốc tế (2005), Quan hệ quốc tế - Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề (viết chung với Hoàng Khắc Nam, 2006), Lịch sử Nhật Bản (chủ biên, 2007), Liên hợp Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp Quốc (viết chung với Nguyễn Hồng Quân, 2008)… 

Tại buổi lễ mừng sinh nhật Thầy Hùng, Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học đã tập hợp các tư liệu hình ảnh về cuộc đời giảng dạy của Thầy đầy xúc động. Thông qua những hình ảnh này, chúng ta càng hiểu hơn sự nghiệp giáo duc của người Thầy, nhà nghiên cứu, nhà Khoa học PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng. Cũng tại buổi lễ, Bộ môn Nhật Bản học ra mắt cuốn sách của PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng. 

Đón nhận tình cảm của đồng nghiệp và học trò, PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng xúc động phát biểu: Thầy may mắn và vinh dự khi được học tập và công tác tại mái Trường Đại học Tổng hợp và Trường ĐHKHXH&NV. Từ khi chính thức vào biên chế năm 1955 cho đến khi nghỉ hưu năm 2011, thầy có hơn 50 năm gắn bó với mái trường và giảng đường. Thầy biết ơn sự giúp đỡ và động viên của các đồng nghiệp, bạn bè, sinh viên đối với mình trong những thời điểm khó khăn của cuộc sống. Thầy cũng chia sẻ, một vài năm gần đây dù gặp một số vấn đề về sức khoẻ, song thầy vẫn luôn ước muốn được cống hiến nhiều hơn nữa, lâu hơn nữa cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy và được tiếp tục đồng hành cùng với sự phát triển của Khoa, Trường và thế hệ trẻ. 

Dưới đây là đôi nét về tiểu sử PGS.NGND Nguyễn Quốc Hùng

  • Năm sinh: 1936.
  • Quê quán: Hà Tây.
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử thế giới tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1966.
  • Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1991.
  • Được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1997.
  • Được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2008.
  • Thời gian công tác tại trường: 1966-2005.

+ Đơn vị công tác:

Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử (1966-1995).

Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông Phương học (1995-2005).

+ Chức vụ quản lý:

Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1983-1990).

Quyền Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1983-1984).

Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương (1990-1995).

Phó Chủ nhiệm Khoa Đông Phương học (1995-2000).

Chủ nhiệm Bộ môn Nhật Bản học (Khoa Đông phương học) (1995-2005).

  • Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử thế giới hiện đại, Lịch sử quan hệ quốc tế, Lịch sử Liên Xô (Nga) và Lịch sử Nhật Bản.
  • Các công trình khoa học tiêu biểu:

Các nước Nam Mĩ (viết chung)(tập 1). Nxb Sự thật, 1978.

          Những ngày kỉ niệm và lịch sử (viết chung). Nxb Phổ thông, 1978.   

          Các nước Nam Mĩ (tập 2). Nxb Sự thật, 1979.

          Nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ. Nxb Sự thật, 1983.

          Lịch sử hiện đại thế giới (1917 – 1945) (viết chung). Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1984.

          100 năm ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1886-1986) (viết chung). Nxb Lao động, 1986.

          Cách mạng tháng Mười và phong trào giải phóng dân tộc (viết chung). Nxb Sự thật, 1987.        

          Hồ Chí Minh - cuộc đời nhà cách mạng (viết chung). Dietz Verleg Berlin, 1990 (tiếng Đức).

          Những nền văn minh rực rỡ xưa (chủ biên). Nxb Quân đội Nhân dân, 1993.

Lịch sử lớp 11 (Ban Khoa học Tự nhiên và Ban Khoa học Tự nhiên-Kĩ thuật) (viết chung). Nxb Giáo dục, 1995.

          Lịch sử lớp 12 (Ban Khoa học Xã hội) (tập 1) (viết chung). Nxb Giáo dục, 1995.

          Sách bồi dưỡng cho giáo viên lớp 12 (viết chung). Nxb Giáo dục, 1995.

          Từ điển Bách khoa Việt Nam (viết chung), 4 tập. Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995.

          Văn minh thế giới thế kỉ XX. Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, 1998.  

          Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995 (viết chung I, II). Nxb Giáo dục, 1998.

            

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây