Ngay khi bước vào kỷ nguyên mới, toàn dân phải đương đầu với những thách thức mới vô cùng nghiêm trọng.
Trọng trách lịch sử phải đối phó với giặc ngoài thù trong, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc đặt lên vai Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng nêu rõ: Cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu vẫn là: Dân tộc trên hết! Tổ quốc trên hết!
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn giữ vững độc lập tự do phải phát huy mạnh mẽ động lực dân tộc trên nền tảng của chế độ mới, con người mới. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Muốn Kiến quốc phải có nhân tài. Dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp, hơn 90% dân ta mù chữ. Nhân tài của đất nước cũng rất hiếm.
Để xóa bỏ hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân Pháp và nâng cao dân trí, đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, bồi dưỡng nhân tài, Chính phủ đã đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chống nạn mù chữ, khai giảng các trường học từ hệ phổ thông đến bậc cao đẳng đại học, chuẩn bị chương trình cải cách hệ thống giáo dục cũ, từng bước xây dựng nền giáo dục dân tộc dân chủ mới.
Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng nhiệm vụ giáo dục ở bậc đại học để đào tạo nhân tài phục vụ kháng chiến kiến quốc. Chính phủ quyết định trên cơ sở kế thừa và cải tổ các trường đại học và cao đẳng cũ do Pháp mở ở Hà Nội[1], ta vừa mới giành được quyền làm chủ và phát triển thêm một số trường đại học mới nhằm tạo dựng một nền giáo dục cao đẳng và đại học dân tộc dân chủ của nước Việt Nam độc lập tự do. Các phiên họp ngày 22-9, 4-10, 8-10, 31-10 và 8-11-1945 của Hội đồng Chính phủ đã liên tiếp bàn chủ trương khai giảng các trường đại học, cao đẳng cũ và thành lập thêm các trường đại học mới.
Đất nước vừa mới giành được độc lập tự do, nhiều sinh viên và thanh niên học sinh muốn rời ghế trường đại học và cao đẳng để đi vào cơ quan, chiến trường trực tiếp phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Song với yêu cầu đào tạo nhân tài của đất nước, Hội đồng Chính phủ quyết định khai giảng ngay các trường cao đẳng và đại học. Theo lệnh của Chính phủ, ngày 8-10-1945, Bộ trưởng Quốc gia giáo dục Vũ Đình Hòe đã ký Nghị định, công bố bắt đầu từ ngày 15-11-1945 sẽ khai giảng tại Hà Nội những trường đại học và cao đẳng gồm các trường: Đại học Y Khoa, Dược Khoa, Nha Khoa, Trường Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Mỹ thuật, Cao đẳng Nông Canh, Cao đẳng Thú Y, để đón sinh viên trở lại trường học tập. Chính phủ đã lập Đại học vụ do Nguyễn Văn Huyên làm Phó Giám đốc để trực tiếp quản lý Ngành Đại học và Cao đẳng. Các trường đại học được quyền lập quỹ tự trị theo Sắc lệnh số 43/SL. Tiếng Việt được dùng để giảng dạy tại các trường đại học – cao đẳng. Việc lựa chọn, bổ nhiệm giám đốc, giáo sư, giảng viên cũng được Chính phủ bàn định, kể cả nếu cần có thể mời giáo sư nước ngoài vào dạy và ấn định chính sách lương của các giáo sư và giảng viên.
Trong hệ thống đại học của thực dân Pháp không lập Trường Đại học Văn khoa (Khoa học Xã hội và Nhân văn). Với tầm nhìn đúng đắn về vai trò quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống xã hội của một quốc gia độc lập, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Văn khoa Đại học[2] ở Hà Nội do một học giả cách mạng có tri thức uyên bác về văn hóa cổ, kim, Đông, Tây là GS. Đặng Thai Mai làm Giám đốc. Ban Văn khoa Đại học Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo giáo sư văn khoa bậc trung học và nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng với một nước
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn