Phù Nam (tiếng Phạn: नाम, Phnom) là một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.
Yếu tố sắc tộc-ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn còn đang được tranh luận, chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể từ các bằng chứng hiện có. Một số giả thuyết cho rằng đa phần dân cư Phù Nam nói các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, một số khác cho là ngữ hệ Nam Đảo, giả thuyết khác cho rằng Phù Nam là một xã hội đa sắc tộc.
Theo tác giả Lương Ninh thì một danh từ chung chỉ núi non không thể là nguồn gốc của tên đất nước, mà phải là cái khác, quý báu hơn: tên tộc người bản địa: Bnam. Theo đó các vua Phù Nam là những người thuộc dòng Vua Núi - Kurung bnam.
Lịch sử vương quốc cổ Phù Nam là lịch sử của một phần lãnh thổ - phần Nam Bộ Việt Nam, nên có ý nghĩa không nhỏ đối với lịch sử Việt Nam.Quyển sách này vốn là một tài liệu chuyền đề dành cho các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh chuyên ngành cổ sử ở trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam, nay được bổ sung, hoàn chỉnh để đưa in, nhằm đáp ứng yêu cầu thường xuyên và rộng rãi hơn.Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn