Tìm Về Cội Nguồn

Thứ sáu - 01/04/2016 00:00
Tìm Về Cội Nguồn
Tìm Về Cội Nguồn

Văn hóa dân tộc và truyền thống dân tộc gắn liền với con người cũng đóng vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội. Nó bảo đảm gìn giữ bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước tiến lên văn minh, hiện đại. Trên con đường phát triển đó, cùng với sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới, sự giao lưu và hội nhập văn hóa, nhiều truyền thống mới sẽ hình thành bổ sung và nâng cao thêm di sản truyền thống dân tộc. Đó là quan hệ hai chiều giữa truyền thống và hiện đại, từ truyền thống đến hiện đại và từ hiện đại nâng cao truyền thống.  

“Tìm về cội nguồn” (2 tập) là một cụm công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời trung đại, chủ yếu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX của GS Phan Huy Lê, công bố từ năm 1959 đến 1966.
Trong tập II của “Tìm về cội nguồn” có 5 bài trong công bố trong năm 1997 – 1998, không tính trong cụm công trình được thưởng Giải thưởng này.
Nhà xuất bản Thế giới in “Tìm về cội nguồn” tập I vào năm 1988 (tái bản năm 1999), gồm 34 bài, 819 trang khổ 14,5 x 20,5 cm; và tập II “Tìm về cội nguồn” vào năm 1999, gồm 45 bài, 934 trang khổ 14,5 x 20,5cm.
Cụm công trình này có nội dung theo mấy chủ đề sau:
- Các nguồn sử liệu và phương pháp, kết quả tiếp cận.
- Một số vấn đề lớn của lịch sử Việt Nam như quá trình hình thành dân tộc, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
- Những vấn đề kinh tế – xã hội như: lao động làm thuê, chế độ ruộng đất, làng xã cổ truyền, nghề khai khoáng, thành thị, phong trào nông dân.
- Thiết kế chính trị như: tổ chức Nhà nước, vương triều Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly, di sản về thiết chế chính trị.
- Những trận thắng lớn trong lịch sử chống ngoại xâm như: chiến thắng Bạch Đằng, Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang, Rạch Gầm – Xoài Mút, Đống Đa.
- Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Quang Trung…; những nhân vật cần phải đánh giá lại như Alexandơ de Rhodes, Phan Thanh Giản; và một số nhân vật mới phát hiện như Nguyễn Tuấn Thiên, Đặng Tiến Đông, Lê Công Miễn.
- Truyền thống dân tộc.
“Tìm vê cội nguồn” là kết quả nghiên cứu cùng những phát hiện tư liệu và những tìm tòi, khám phá về lịch sử trung đại Việt Nam của các tác gia. Cụm công trình này góp phần nâng cao hiểu biết khoa học về lịch sử dân tộc, đã được sử dụng trong biên soạn giáo trình, chuyên đề giảng dạy đại học, sau đại học và trong biên soạn sách giáo khoa phổ thông, cũng như các loại sách phổ cập tri thức sử học cho nhân dân, đóng góp tích cực trong giáo trình truyền thống dân tộc, nâng cao nhận thức về những đặc điểm và quy luật vận động của xã hội và dân tộc Việt Nam.
Cụm công trình “Tìm về cội nguồn” được Nhà nước tặng giải thưởng Nhà nước năm 2000.

Về tác giả: Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khóa II (1990–1995), khóa III (1995–2000), khóa IV (2000–2005) và khóa V (2005–2010). Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Ông là hậu duệ của Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh Phan Huy Tùng (1878- ?) (đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu - năm 1913), Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn. Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân: Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy.

Ông được Nhà nước phong hàm giáo sư đợt đầu tiên (năm 1980); danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1994); giải thưởng nhà nước (năm 2000).

Ông là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế văn hóa châu Á Fukuoka (năm 1996).

Năm 2002, ông được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây