TTLV: Từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản thời Taisho – nghiên cứu trường hợp tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji

Thứ tư - 06/12/2023 20:25
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Vân                 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/03/1998
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản thời Taisho – nghiên cứu trường hợp tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji
8. Chuyên ngành: Châu Á học;      Mã số: 60 31 06 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hoàng Hưng – Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn với đề tài “Từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản thời Taisho – nghiên cứu trường hợp tác phẩm văn học của Miyazawa Kenji” tập trung vào nghiên cứu về việc sử dụng từ tượng thanh trong văn học Nhật Bản thời Taisho, với trọng tâm phân tích từ các tác phẩm văn học của tác giả Miyazawa Kenji. Luận văn đã phân tích và trình bày các khía cạnh từ nguồn gốc, sự xuất hiện và vai trò của từ tượng thanh trong văn học thời kỳ Taisho và đời sống xã hội ngày nay tại Nhật Bản. Điều này giúp hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của từ tượng thanh đến cách viết và ý nghĩa của văn học trong thời kỳ này.
Đồng thời luận văn cũng trình bày về sự thay đổi trong đời sống chính trị, xã hội, văn học và con người Nhật Bản thời kỳ Taisho. Bên cạnh đó, với việc tập trung vào tác giả Miyazawa Kenji và những tác phẩm của ông, luận văn đã phân tích, liệt kê các từ tượng thanh được sử dụng trong tác phẩm văn học của tác giả. Góp phần tạo ra sự độc đáo về mặt văn học của riêng ông và tầm ảnh hưởng của từ tượng thanh do ông tạo ra tới văn học và ngôn ngữ Nhật sau này.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Luận văn có thể là một tài liệu giúp người đọc hiểu sâu hơn về tầm ảnh hưởng và quan trọng của từ tượng thanh trong văn học Taisho. Góp phần trong việc sử dụng ngôn ngữ để truyền tải ý nghĩa và tạo hiệu ứng tương tác với người đọc. Có thể áp dụng trong việc dạy và học văn học, ngôn ngữ. Là ví dụ về trải nghiệm văn học, ứng dụng từ tượng thanh trong văn hóa, nghệ thuật, truyền thông,... cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, lịch sử thời Taisho.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
Dựa theo nội dung luận văn trên có thể triển khai một số hướng nghiên cứu khác như: xem xét về sự xuất hiện và thay đổi của từ tượng thanh trong giai đoạn văn học từ thời Taisho đến hiện đại. So sánh cách sử dụng từ tượng thanh trong văn học Nhật và văn học của các quốc gia khác. Nghiên cứu ảnh hưởng từ tượng thanh đến quá trình dịch và chuyển ngữ,...
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thanh Van                                        2. Sex: Female
3. Date of birth:  March 10th 1998
4. Place of birth:  Hanoi
5. Admission decision number: 2948/QĐ-XHNV on December 28th 2021 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
6. Changes in academic process: none
7. Official thesis title: Onomatopoeia in Japanese literature of the Taisho period – case study of the literary works of Kenji Miyazawa
8. Major: Asian Studies;      Code: 60 31 06 01
9. Supervisors: Dr. Pham Hoang Hung - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
10. Summary of the findings of the thesis:
Dissertation titled "Onomatopoeia in Japanese literature of the Taisho period - case study of literary works of Miyazawa Kenji" focuses on the study of the use of onomatopoeia in Japanese literature at the Taisho period - with an analytical focus on the literary works of Kenji Miyazawa. The thesis has analyzed and presented aspects from the origin, appearance and role of onomatopoeia in Taisho period literature and today's social life in Japan. This helps to better understand the influence of onomatopoeia on the writing and meaning of literature during this period.
At the same time, the thesis also presents the changes in the political, social, literary and human life of Japan in the Taisho period. Besides, with the focus on author Miyazawa Kenji and his works, the thesis analyzes and lists onomatopoeias used in the author's literary works. Contributing to his own literary originality and the influence of his onomatopoeia on later Japanese literature and language.
11. Practical applicability, if any:
The thesis can be a document to help readers understand more deeply about the influence and importance of onomatopoeia in Taisho literature. Contribute to the use of language to convey meaning and create interactive effects with readers. Can be applied in teaching and learning literature and languages. As an example of literary experience, the application of onomatopoeia in culture, art, media, etc. provides information about the culture, society, and history of the Taisho period.
12. Further research directions, if any:
Based on the above thesis, it is possible to develop a number of other research directions such as: considering the appearance and change of onomatopoeia in the literary period from the Taisho period to modern times. Compare the usage of onomatopoeia in Japanese literature and literature of other countries. Research on the influence of onomatopoeia on the translation and transliteration process,...
13. Thesis-related publications: none
USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây