1. Họ và tên học viên: ĐÀO THỊ THANH TRÀ 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/3/1999
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 8310608.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoa Hữu Lân, Nguyên Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo & Phó tổng biên tập tạp chí Khoa học, Đại học Đông Á.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn “Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã phân tích bối cảnh ra đời và hệ thống hóa nội dung của chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc, từ đó phân tích những tác động tích cực và hạn chế còn tồn tại của chính sách trên các lĩnh vực: kinh tế, an sinh xã hội và môi trường để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đặc biệt, những hạn chế của chính sách và tranh luận xã hội xoay quanh nó là cơ sở để Việt Nam nhìn nhận và tìm ra cách khắc phục một cách khách quan hơn trong việc xây dựng, thực hiện và phát triển một chính sách. Đồng thời, thành công của chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc cũng là một cơ hội lớn để Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm đi trước của Hàn Quốc trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách tham khảo về những bài học rút ra từ chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc trong quá trình xây dựng, thực hiện và phát triển một chính sách. Bên cạnh đó, luận văn cũng là một nguồn tài liệu để các nhà nghiên cứu tham khảo về quy trình nghiên cứu một chính sách.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Vì thời gian thực hiện của chính sách Kinh tế mới kéo dài đến năm 2050 nên việc nghiên cứu cần có thêm thời gian và cơ sở dữ liệu. Trong tương lai, nếu có đủ điều kiện, tác giả sẽ nghiên cứu tác động của chính sách này theo từng mục tiêu cụ thể ban đầu của nó để đánh giá được mục tiêu nào đã đạt được và mục tiêu nào chưa đạt được theo từng cấp độ đánh giá. Nếu làm được điều này, việc rút ra các kết luận cũng như các bài học kinh nghiệm sẽ chính xác và có giá trị khoa học cao hơn.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Đào Thị Thanh Trà (2022), Mô hình kinh tế số - Động lực phát triển của kinh tế Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Thành tựu mới trong nghiên cứu Hàn Quốc học ở Việt Nam, tr. 243-252.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: DAO THI THANH TRA 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/March/1999
4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: 2948/QD-XHNV on 28th December, 2021 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Korean New Deal – Experiences for Vietnam
8. Major: Asian Studies 9. Code: 8310608.01
10. Supervisors:
Professor Dr. Hoa Huu Lan
Former Director of Hanoi Institute of Socio-Economic Development
Vice President of Science and Training Council & Deputy editor of Science magazine, Dong A University
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis "Korean New Deal – Experiences for Vietnam" has analyzed the context introduction and has systematized the content of the Korean New Deal, thereby analyzing the positive and limited impacts of this policy in the fields of: economy, social security and environment to draw lessons for Vietnam. In particular, the limitations of the Korean New Deal and the social debate surrounding it are the basis for Vietnam to recognize and find a way to overcome it more objectively in formulating, implementing and developing a policy. Simultaneously, the success of the Korean New Deal is also a great opportunity for Vietnam to learn from Korea's previous experiences on the basis of the comprehensive strategic partnership between the two countries.
12. Practical applicability, if any:
The research results of the thesis are the basis for policy makers to refer to the lessons learned from the Korean New Deal in the process of formulating, implementing and developing a policy. Besides, the thesis is also a resource for researchers to refer to the process of researching a policy.
13. Further research directions, if any:
Because the implementation period of the Korean New Deal lasts until 2050, therefore this research needs more time and data. In the future, if there are conditions, the author will study the impact of this policy according to each of its initial specific goals to assess which goals have been achieved and which have not been achieved for each period rating level. If this can be done, the drawing of conclusions as well as lessons learned will be more accurate and have higher scientific value.
14. Thesis-related publications:
Dao Thi Thanh Tra (2022), Digital economic model - Development motivation of the South Korea economy, Yearbook of the International Conference on New Achievements in Korean Studies in Vietnam, pg. 243-252.
USSH Media