Khoảng Thế Kỷ thứ VII, Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng. Dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Đây là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ và là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là địa điểm vô cùng thú vị để khám phá, tìm tòi những minh chứng chân thực và sống động nhất. Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Ngoài ra, vì có phong cảnh đẹp và mang giàu giá trị nhân văn, tại khu di tích này mỗi ngày còn đón rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tới tham quan, chụp ảnh kỷ yếu trước khi ra trường.
Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội thu hút rất nhiều du khách trong và nước là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho. Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.
Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến.
Mỗi năm, vào những mùa thi cử, các sĩ tử từ khắp nơi lại đổ về di tích lịch sử ở Hà Nội này để sờ đầu rùa, thắp hương và cầu cho đường học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt. Đặc biệt, vào Rằm Nguyên Tiêu, tại Văn Miếu thường diễn ra ngày hội Thơ Việt Nam vô cùng trang trọng trong không khí sắc xuân tràn đầy.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn