Văn minh Lạc Việt - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch

Thứ hai - 17/05/2010 00:00
Văn minh Lạc Việt - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch
Văn minh Lạc Việt - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch

I - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.

Đó là nền văn minh nào? Tìm trong những nền văn minh cổ gần gũi với văn minh Hoa Hạ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử như: Cao Ly, Nhật Bản, Ấn độ, Tây Tạng không thể thấy được những dấu ấn khả dĩ mở bức màn huyền bí của Lý học Đông phương. Chỉ có một nền văn minh, tuy được nhắc đến một cách mơ hồ trong quá khứ, nhưng rất gần gũi và ngay sát biên giới với nền văn minh Hoa Hạ cổ. Đó chính là văn minh Văn Lang của người Việt cổ, bên bờ nam sông Dương tử - mà người Hoa Hạ sau này gọi là nước Ba và họ cho rằng đã biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC (Thời điểm sụp đổ của nền văn minh này theo chính sử Việt). Một giả thuyết ban đầu được đặt ra cho cội nguồn lịch sử đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về nên văn minh Bạch Việt xưa - trải gần 5000 năm văn hiến ở Nam Dương tử.
 
Giả thuyết ấy đã được minh chứng, qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại của nền văn minh này, những tư liệu lịch sử, những bằng chứng khảo cổ đã minh chứng những dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành còn lại trong nền văn minh này và xác nhận chú quyền của nó. Cho dù những gì còn lại của nền văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử chỉ còn lại những mảnh vụn, bởi sự tàn phá của thời gian lịch sử từ hơn 2000 năm qua. Nhưng nó lại chứng tỏ tính hợp lý, khách quan và nhất quán một cách sắc sảo hơn tất cả những di sản đồ sộ từ cổ thư chữ Hán. Những di sản còn lại của nền văn minh Việt ấy, cho thấy một nền tảng tri thức, văn hóa, xã hội làm nên những khái niệm cua thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hoàn toàn có khả năng khám phá bức màn huyền bí của văn hóa Đông phương, phục hồi lại một cách hoàn chỉnh học thuyết này và làm sáng tỏ được một thực tại khách quan - từ những tri thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người mà lý thuyết đó phản ánh.

Lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, được minh chứng thuộc về người Lạc Việt ở Nam Dương tử, sẽ chẳng có tác dụng gì, nếu nó vẫn ngớ ngẩn với nguyên si nội dung mà sách Hán chuyển tải đến ngày nay, theo kiểu "Thái Cực tức là Vô cực"...Nó sẽ chỉ là một thứ tranh chấp bản quyền ngớ ngẩn, vì quyền lợi và thói hư danh của con người, như các vụ kiện xảy ra trên thế giới.
 

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy...


II - Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành nhìn từ văn minh Lạc Việt.
Nền văn minh Lạc Việt xác định khác hẳn về nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán.

Đó là nguyên lý:

"Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt"

 

Đây chính là chiếc chìa khóa mở ra tất cả những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, một thời bí ẩn đến huyền vĩ. Nguyên lý này đã thay thế cho nguyên lý "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", mà văn bản chữ Hán miêu tả có nguồn gốc từ trên lưng con rủa ở sông Lạc Thủy.

Từ nguyên lý căn để này, giải thích một cách hợp lý tất cả các vấn đề liên quan trong mọi phương pháp ứng dụng và điều quan trong hơn cả là nó đã thống nhất tất cả các phương pháp ứng dụng trong nguyên lý căn để này. Từ đó, nó xác định rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý nội tại, tính quy luật và tính khách quan - ngay từ sự hình thành nên nó - và khả năng tiên tri.

Hay nói cách khác: Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học.
Trên cơ sở này chính là điều kiện để thống nhất tất cả những cái gọi là "trường phái " Phong Thủy trong các giai đoạn phát triển khác nhau được coi là xuất phát từ văn minh Hán, trở về với cội nguồn đích thực của nó là một khoa ứng dụng nổi tiếng của nền văn minh Đông phương - Tôi gọi tên là Phong Thủy Lạc Việt để xác định lịch sử của nó và phân biệt với khái niệm phong thủy vốn lưu truyền sai lệch trong các bản văn chữ Hán. Phong thủy Lạc Việt là một thí dụ sinh động cho sự thay đổi và minh chứng một cách khoa học cho chính bộ môn này. Đó chính là sự tổng hợp một cách nhất quán, hoàn chỉnh và hợp lý tất cả những mảnh vụn bị Hán hóa của Phong thủy - quen gọi là trường phái và mâu thuẫn lẫn nhau.

III - Khả năng phản ánh thực tại khách quan & giải thích hợp lý các vấn đề liên quan:

Trân cơ sở nguyên lý căn để được xác định từ văn minh Lạc Việt - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rất rõ nét một thực tại khách quan làm nền nền tảng nhận thức tạo ra nó. Đó chính là tri thức thiên văn cổ Đông phương và sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Hòa toàn không hề mơ hồ và huyền bí như trong cổ thư chữ Hán.

III - 1:
Nó minh chứng rằng: Tử Vi chính là các hiệu ứng tương tác có qui luật từ các ngôi sao trên Thái Dương Hệ và trên bầu trời Thái Dương hệ

So sánh tính chất Ngũ hành của Hà đồ với Thiên Bàn 12 cung Tử Vi

Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ

Đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi

III - 2:

So sánh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với mô hình qui ước tương quan trái Đất và bầu trời Hoàng Đạo.


III - 3:
So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi.

Phương pháp tính lưu Đại Hạn trong Tử Vi

Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất

III - 4:

Giải thích mối liên hệ của cửu tinh trên Thái Dương Hệ với Địa cầu
(Được đặt tên theo Ngũ Hành - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...)


 IV - Kết luận:

Có thể nói rằng:
Kể từ khi xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ là một học thuyết khoa học nhất quán, hoàn chỉnh có khả năng miêu tả mọi điều trong vũ trụ và cuộc sống quanh ta bằng những khái niệm của nó và khả năng tiên tri. Đây không phải là một sự phủ nhận những giá trị học thuật và những phương pháp ứng dụng đã tồn tại hàng thiên niên kỷ với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mà chỉ là sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để và giải thích một cách hợp lý bằng một cách khác. Sự hiệu chỉnh này về cội nguồn lịch sử và nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái đã chứng tỏ tính phù hợp với tất cả mọi tiêu chí khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Học thuyết này - sau khí hiệu chỉnh nguyên lý căn để và giải thích bằng một cách khác, nhân danh cội nguồn thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến - đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vần đề liên quan đến con người, từ những hạt vật chất đến các thiên hà khổng lồ có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Đây chính là tiêu chí của một lý thuyết thống nhất khoa học mà nhân loại đang mơ ước.

Tri thức khoa học hiện đại đang tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng lý thuyết khoa học mới nhất bây giờ và trong tương lai, có thể đúng và có thể sai. Nhưng tất cả những tri thức khoa học được thừa nhận là phản ánh chân lý khách quan, đều có thể tìm thấy những điểm tương đồng của nó trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.
Để kết luận bài viết này trên diễn đàn, tôi xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng của SW Hawking:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định còn người có tìm ra nó hay không?


Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương

Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 3.8 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây