“Khái luận văn hóa Trung Quốc” của học giả Vi Chính Thông

Thứ hai - 22/05/2017 00:00
“Khái luận văn hóa Trung Quốc” của học giả Vi Chính Thông
“Khái luận văn hóa Trung Quốc” của học giả Vi Chính Thông

Sách “Khái luận văn hóa Trung Quốc” bao gồm 11 chương sách và 1 phần phụ lục, được đánh giá là có văn phong giản dị, dễ hiểu và cung cấp một cái nhìn tổng quát đối với nhiều vấn đề trong lĩnh vực văn hóa Trung Quốc truyền thống. Do đó, cuốn sách này không những có sức hấp dẫn với độc giả phổ thông hay thế hệ bạn đọc trẻ tuổi bước đầu tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc, mà đồng thời cũng có giá trị tham khảo với những đối tượng độc giả có trình độ văn hóa cao nhưng vẫn muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Trung Quốc.

Nội dung cuốn sách bao quát được nhiều lĩnh vực khác nhau từ lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật cho đến kinh tế, chính trị, xã hội. Tác giả không chỉ thảo luận về những nội dung, đặc điểm và những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới; tiến hành so sánh một cách khách quan, sắc sảo văn hóa Trung Quốc với văn hóa phương Tây, mà còn còn đưa ra những phân tích, nhận định sâu sắc về phương hướng phát triển của văn hóa Trung Quốc trong giai đoạn hiện đại cũng như trong tương lai.

Sách “Khái luận văn hóa Trung Quốc” cũng không chỉ đưa ra những kiến giải mang tính cá nhân của tác giả, mà còn là sự tổng hợp nhiều nguồn sử liệu và tư liệu tham khảo phong phú, góc nhìn thể hiện những kiến giải khác biệt so với các nguồn tư liệu cùng loại ở Trung Quốc đại lục.

Nhận xét về cuốn sách, GS.TS Mai Ngọc Chừ (Khoa Đông phương học) cho rằng: Đây là công trình khoa học để đời của một học giả nổi tiếng. Chỉ gói gọn trong hơn 400 trang, tác giả đã phản ánh khá toàn diện, đầy đủ và đi vào các đặc trưng cơ bản của văn hóa Trung Quốc. Cuốn sách mang dấu ấn rõ nét về cách viết, phong cách học thuật và lối tư duy của tác giả.

Học giả Vi Chính Thông cũng chia sẻ thêm nhiều thông tin về quá trình ông viết cuốn sách. Ông cho rằng mỗi cuốn sách khi được xuất bản đều có sinh mệnh riêng của nó. Ông bày tỏ niềm vui khi công trình này được dịch sang tiếng Việt, được tiếp cận với độc giả Việt Nam và mong rằng nó cũng sẽ có sinh mệnh và vị trí mới của mình ở đây.

GS.TS Phạm Quang Mình nhấn mạnh rằng: nhờ công sức của đội ngũ dịch thuật mà giới khoa học cũng như những người quan tâm đến các vấn đề văn hóa - xã hội Trung Quốc và Đài Loan nói riêng có thêm một công trình khoa học có giá trị để tham khảo. Đây cũng là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Nhà trường và các đối tác của Đài Loan.

 

Vài nét về học giả Vi Chính Thông

  • Ông sinh năm 1927, người Giang Tô – Trung Quốc, năm 1949 đến Đài Loan.
  • Ông là học giả, nhà tư tưởng nổi tiếng của Đài Loan, từng giảng dạy tại nhiều trường Đại học Đài Loan, Là ủy viên biên tập nhiều tạp chí danh tiếng, là cố vấn học thuật Hội triết học Trung Quốc.
  • Từ năm 1954, tiếp nhận ảnh hưởng của học giả Lao Tư Quang, ông bắt đầu tự học và trước tác học thuật.
  • Năm 1958, qua kiểm định chuyên môn và công trình học thuật, ông được nhận làm giáo viên một trường trung học ở Đài Trung – Đài Loan. Năm 1974 ông nghỉ dạy trung học, chuyên tâm trước tác học thuật đến nay.
  • Ông là một trong những học giả, nhà tư tưởng hiếm hoi ở Trung Quốc đầu thế kỉ 20 tự học thành danh, không qua môi trường đào tạo chính thức nào, không văn bằng chứng chỉ. Học giới Đài Loan gọi ông là “học giả dân gian”.
  • Nhờ những trước tác có tiếng, ông được nhiều trường đại học mời giảng dạy, hướng dẫn nhiều tiến sĩ, sánh ngang tầm với các học giả danh tiếng trong và ngoài Trung Quốc như Lí Trạch Hậu, Phó Vĩ Huân, Thành Trung Anh, Dư Anh Thời… trong bàn luận các vấn đề tư tưởng, văn hóa truyền thống và hiện đại Trung Quốc. 
  • Quá trình học tập của ông chủ yếu là dự thính các giáo sư giảng dạy tư tưởng triết học, văn hóa tại các trường đại học Đài Loan… với các đại diện của hai dòng tư tưởng chính của Đài Loan là Tân Nho gia hiện đại và Chủ nghĩa tự do. Sau khi hiểu thấu tư tưởng của họ, ông đứng ra ngoài họ, tìm con đường riêng cho mình, đó là con đường nghiên cứu phê phán, và xác lập cách nhìn riêng, độc lập của mình về các vấn đề tư tưởng, văn hóa Trung Quốc truyền thống và hiện đại.
  • Ông trước tác nhiều, không mệt mỏi, lĩnh vực chủ yếu là lịch sử tư tưởng và văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhất là tư tưởng Nho gia và mối quan hệ của nó với đời sống hiện đại… Ông có những bộ sách nổi tiếng như "Lịch sử tư tưởng Trung Quốc", "Từ điển triết học Trung Quốc". Ông có sức ảnh hưởng lớn không chỉ ở Đài Loan, Trung Quốc mà còn ở nước ngoài. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây