Cơ hội đối thoại về sức mạnh ngoại giao công chúng Hàn Quốc: Tọa đàm khoa học sinh viên “Tìm hiểu về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc” (30/3/2025)

Thứ năm - 03/04/2025 20:34
Tọa đàm khoa học sinh viên “Tìm hiểu về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc” trong chuỗi hoạt động của Chương trình Hạt giống Hàn Quốc học năm thứ ba đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 30/3/2025 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.

Tọa đàm đã được lắng nghe các báo cáo của sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học tại các trường đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Hạ Long.

c5eacbcd5314e34aba05

Diễn đàn học thuật sôi động dành cho sinh viên Hàn Quốc học

Tiếp nối chuỗi thành công của các tọa đàm khoa học trước, chương trình Hạt giống Hàn Quốc học đã tổ chức tọa đàm chuyên sâu trong tháng 3 với chủ đề “Tìm hiểu về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc”. Sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học từ các trường đại học tham gia viết bài tham luận và thảo luận trực tiếp. Đây không chỉ là một sân chơi học thuật mà còn là cơ hội để các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò của ngoại giao công chúng – một trụ cột quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Hàn Quốc.
 

0dc5266fb3b503eb5aa427

Bên cạnh đó, tọa đàm còn là dịp để các sinh viên lắng nghe và trao đổi với các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Hàn Quốc học, từ đó nâng cao khả năng phân tích, tư duy phản biện cũng như mở rộng tầm nhìn về lĩnh vực này.

Phiên 1: Ngoại giao công chúng trong văn hóa và du lịch

Ngoại giao công chúng của Hàn Quốc từ lâu đã được biết đến với sự phát triển mạnh mẽ thông qua văn hóa đại chúng và ngành công nghiệp sáng tạo. Phiên đầu tiên của tọa đàm đã tập trung vào những chiến lược và ảnh hưởng của Hàn Quốc trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, cũng như cách mà quốc gia này tận dụng các yếu tố này để gia tăng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
 

e89b02b7c052700c294356

Các nghiên cứu được trình bày trong phiên này gồm:

- Ngoại giao công chúng kiểu mới của Hàn Quốc ở Việt Nam – nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thái Nguyên (SV. Đặng Thị Bích Đào, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên): Nghiên cứu đã phân tích các chiến lược, chương trình và hoạt động ngoại giao công chúng mà Hàn Quốc triển khai tại Thái Nguyên, bao gồm giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, hỗ trợ phát triển và các dự án cộng đồng. Các hoạt động này đã thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác song phương và tạo dựng hình ảnh tích cực của Hàn Quốc trong mắt người dân địa phương. 

27246d8ff855480b114425


Vai trò của làn sóng âm nhạc K-Pop trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc (SV. Đặng Phương Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội): Nghiên cứu đã chỉ ra rằng K-pop đã trở thành một ngành công nghiệp văn hóa quy mô lớn tại Hàn Quốc, tạo ra doanh thu từ nhiều lĩnh vực như bán đĩa, nhạc số, concert, quảng cáo, du lịch và các sản phẩm ăn theo. Chính phủ Hàn Quốc đã tích cực lồng ghép K-pop vào chiến lược ngoại giao công chúng nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia và gia tăng ảnh hưởng văn hóa trên trường quốc tế.

66b614118cc83c9665d954


- Chính sách toàn cầu hóa ẩm thực Hàn Quốc trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia (SV. Phạm Ngọc Hà & Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Trường Đại học Hạ Long): Nghiên cứu này tập trung phân tích vai trò của ẩm thực Hàn Quốc trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua các chiến lược như chiến dịch "Korean Food Globalization". Nhóm sinh viên cũng đề xuất Việt Nam có thể học hỏi từ Hàn Quốc trong việc xây dựng chiến lược quảng bá ẩm thực bài bản, kết hợp với văn hóa đại chúng, sự hỗ trợ từ chính phủ, cộng đồng kiều bào và doanh nghiệp, đồng thời tận dụng công nghệ số và mạng xã hội để lan tỏa rộng rãi hình ảnh ẩm thực quốc gia ra thế giới.

5961bb9e797bc925906a137

Các đề tài trên đã mở ra những góc nhìn thú vị về cách Hàn Quốc xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua văn hóa đại chúng. Đặc biệt, phần thảo luận sôi nổi xoay quanh sự lan tỏa mạnh mẽ của làn sóng Hallyu và cách chính phủ Hàn Quốc tận dụng điều này để tạo dựng thương hiệu quốc gia, khuyến khích du lịch và thúc đẩy sự yêu thích đối với các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu.

59ba43927138c1669829


Phiên 2: Ngoại giao công chúng trong các lĩnh vực khác

Không chỉ dừng lại ở văn hóa và du lịch, ngoại giao công chúng của Hàn Quốc còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như quản trị, chính trị, hợp tác địa phương. Phiên thứ hai của tọa đàm tập trung vào những vấn đề mang tính chiến lược và thực tiễn trong chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc.
 

9ca4b3dd27079759ce168

Các bài tham luận được trình bày tại phiên 2 bao gồm:

- Chính sách chống tham nhũng và tác động đến sự phát triển của xã hội Hàn Quốc – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (SV. Lào Văn Chung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội): Nghiên cứu chỉ ra rằng Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành nhiều đạo luật, ứng dụng công nghệ, cải cách hành chính và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng. Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong phòng chống tham nhũng và tăng cường giao lưu trong lĩnh vực công là một phần trong ngoại giao công chúng của Chính phủ Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc đạt được mục tiêu quảng bá hình ảnh và uy tín của quốc gia thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, tăng cường quan hệ kinh tế và văn hóa. 

9f132a31e8d4588a01c570

Tìm hiểu về ngoại giao văn hóa Hàn Quốc trong việc quảng bá thương hiệu quốc gia (Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Hạ Long): Nghiên cứu chỉ ra rằng mgoại giao văn hóa đã trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Hàn Quốc nâng cao sức mạnh mềm và mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Thông qua làn sóng Hallyu, bao gồm K-pop, điện ảnh, truyền hình, ẩm thực và du lịch, Hàn Quốc đã xây dựng thành công một hình ảnh quốc gia tích cực, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và quan hệ ngoại giao song phương.

67bc88904a75fa2ba36460

Thúc đẩy ngoại giao công chúng giữa Thái Nguyên và Gyeongsangbuk-do – Cầu nối giao lưu văn hóa và hợp tác địa phương (Dương Thị Ninh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên): Nghiên cứu chỉ ra thực trạng giao lưu văn hóa và hợp tác địa phương giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Gyeongsangbuk trong giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, du lịch, nông nghiệp, kinh tế. Đặc biệt, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là nội dung trọng tâm của quá trình hợp tác, giúp doanh nghiệp địa phương nâng cao quy trình sản xuất, còn nhà đầu tư Hàn Quốc mở rộng cơ hội đầu tư tại thị trường Việt Nam.
 

fc84b34ce9e959b700f8

Trong phiên thảo luận, nhiều ý kiến đáng chú ý đã được đưa ra về cách Hàn Quốc sử dụng chính sách minh bạch và cải cách hành chính như một công cụ ngoại giao để củng cố hình ảnh quốc gia. Ngoài ra, các vấn đề về hợp tác địa phương và ngoại giao văn hóa cũng được mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác nhau, giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện hơn về ngoại giao công chúng.
 

4c07c12503c0b39eead189

Cơ hội quý báu để nâng cao năng lực nghiên cứu và tư duy phản biện của sinh viên ngành Hàn Quốc học

Sau buổi tọa đàm, các bạn sinh viên không chỉ tích lũy thêm kiến thức mà còn có cơ hội cọ xát với phương pháp nghiên cứu khoa học và cách trình bày bài tham luận một cách chuyên sâu hơn.
Nói về lý do tham gia tọa đàm, Bạn Đặng Thị Bích Đào, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên chia sẻ rằng: "Mình quyết định tham gia viết tham luận và báo cáo vì mình rất quan tâm đến lĩnh vực ngoại giao công chúng, đặc biệt là chiến lược ngoại giao của Hàn Quốc. Và đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ và học hỏi từ các chuyên gia, các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên cùng đam mê nghiên cứu".

d52e0a62179ea7c0fe8f

Bạn Lào Văn Chung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ rằng: "Mình thực sự ấn tượng với không khí thảo luận tại tọa đàm lần này. Các phần trình bày không chỉ cung cấp nhiều thông tin bổ ích mà còn gợi mở những góc nhìn mới về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc. Đặc biệt, phần phản biện từ các thầy cô giúp mình nhận ra những điểm cần bổ sung và điều chỉnh trong nghiên cứu của bản thân. Đây không chỉ là một diễn đàn học thuật mà còn là cơ hội để sinh viên rèn luyện tư duy phản biện và cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học hơn".
 

IMG 1743845278030 1743845475539

Tọa đàm “Tìm hiểu về ngoại giao công chúng của Hàn Quốc” đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, không chỉ về mặt học thuật mà còn trong việc khuyến khích sinh viên nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Sự kiện không chỉ giúp sinh viên mở rộng kiến thức mà còn tạo ra một không gian học thuật chuyên nghiệp, nơi các bạn trẻ có thể rèn luyện tư duy phản biện và trau dồi kỹ năng trình bày khoa học.

44f63f08fded4db314fc115

Với những giá trị mà tọa đàm mang lại, Chương trình hạt giống Hàn Quốc học hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều sự kiện tương tự để các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và phát triển bản thân, góp phần vào sự phát triển của ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam.

5b8219aedb4b6b15325a72

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây