Khi trở về quê hương ông hoạt động chính trị nhưng không tránh khỏi những khó khăn vì nguồn gốc tiện dân của mình, khiến ông bị các giai cấp khác tìm đủ mọi cách ám hại. Tuy nhiên ông vẫn quyết liệt bênh vực và nhất định đứng về phía giai cấp tiện dân, bất đồng chính kiến cả với Gandhi về những biện pháp thiếu quyết liệt để bảo vệ những người thuộc tầng lớp tiện dân, chẳng hạn như những đề nghị thiết lập luật bầu cử riêng và thành lập quốc hội riêng cho họ. Chủ trương của Bhimrao Ramji Ambedkar là đòi hỏi sự bình đẳng tuyệt đối cho tầng lớp tiện dân trong xã hội. Ông tổ chức những cuộc kháng cự bất bạo động chống lại việc cấm những người thuộc tầng lớp tiện dân không được phép bước vào các đền thờ Ấn giáo và uống nước ở các vòi nước công cộng, vì các hành vi ấy sẽ làm dơ bẩn đền thờ và ô nhiễm nước uống.
Khi người Ấn giành được độc lập, Nerhu đứng ra thành lập chính phủ đầu tiên và đã bổ nhiệm Bhimrao Ramji Ambedkar làm bộ trưởng tư pháp và giao cho ông trọng trách soạn thảo bản hiến pháp đầu tiên cho nước Ấn. Ông đưa vào hiến pháp Ấn các điều khoản như sau : cấm tất cả mọi hình thức kỳ thị giữa các tầng lớp dân chúng, bình đẳng cho tầng lớp tiện dân và bình đẳng cho người phụ nữ, tự do tôn giáo… Hơn nữa ông còn đưa ra nhiều biện pháp cải thiện vai trò của người phụ nữ trong xã hội, nâng đỡ người nghèo khó, giúp con cái họ được đi học, mọi người đều được quyền xin việc làm tương xứng với khả năng của mình, không được căn cứ vào giai cấp từ trước của họ.
Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Ấn Độ sau khi giành lại độc lập, ông là nhà “kiến trúc sư” chính xây dựng nên Hiến pháp Ấn Độ. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều hơn cả chính là người đã góp phần quan trọng làm cho Phật giáo hồi sinh tại Ấn Độ, tạo cảm hứng cho phong trào Phật giáo hiện đại ở Ấn Độ. Tổng thống Barack Obama gọi Ambedkar là “người cha sáng lập” của Ấn Độ hiện đại trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội Ấn Độ.
Người dân Ấn Độ coi ông như một niềm tin, một vị thánh, một chỗ dựa về mặt tinh thần, đem lại một làn gió mới trong tư tưởng và nhận thức trong xã hội Ấn Độ, làm cho họ – những con người phải chịu sự áp bức và khinh miệt mà chế độ phân biệt đẳng cấp vốn tồn tại hàng nghìn năm đè nén. Ông nổi tiếng với câu nói: “I like the religion that teaches liberty, equality and fraternity” tạm dịch là: “Tôi thích tôn giáo mà chúng dạy về sự tự do, bình đẳng và tình ái hữu”. Như vậy, sự xuất hiện của Ambedkar như một làn gió mới làm thay đổi xã hội Ấn Độ, ông là một trong những người có tầm ảnh hưởng to lớn đối với quốc gia này trong suốt thế kỉ XX.
Sinh viên: Phạm Thanh Tùng
K57 Ấn Độ học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn