Đề cương môn học dành cho chương trình cử nhân ngành Đông phương học

Thứ tư - 02/09/2015 00:00
Đề cương môn học dành cho chương trình cử nhân ngành Đông phương học
Đề cương môn học dành cho chương trình cử nhân ngành Đông phương học

NHẬP MÔN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC

1.    Mã  học phần: ORS3183
2.    Số tín chỉ: 2
3.    Học phần tiên quyết: 
4.    Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và Tiếng Trung
5.    Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác): 
Họ và tên:Nghiêm Thuý Hằng
Chức danh, học hàm, học vị: 
- Tiến sĩ Ngữ văn (Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh)
- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học  Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
6.    Mục tiêu học phần/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ): 
Kiến thức:
-Sinh viên nắm được một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu Hán học và Trung Quốc học, tiến trình lịch sử, các xu hướng chính của Hán học và  Trung Quốc học thế giới, các thành tựu nghiên cứu và tác  phẩm tiêu biểu.
Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu. 
- Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm (phân công trách nhiệm, chia sẻ thông tin, thảo luận), lập kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo báo cáo và trình bày quan điểm cá nhân.
- Rèn luyện thói quen vận dụng các kiến thức cơ bản đã được học vào việc nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của Trung Quốc học.
- Rèn luyện thói quen truy cập, tìm  kiếm, tổng hợp và phân tích các thông tin về Trung quốcđương đạiđể phục vụ các mục đích nghiên cứu liên ngành, đa ngành và nghiên cứu so sánh.

Thái độ:
- Có ý thức học hỏi, liên hệ vận dụng các thành quả nghiên cứu vào thực tiễn Việt Nam để đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá- xã  hội  của đất nước.
7.    Chuẩn đầu ra của học phần (kỹ năng, thái độ) 
    Kiến thức:
           -Sinh viên nắm được một số khái niệm cơ bản về phương pháp nghiên cứu,  phương pháp tiếp cận, lập kế hoạch nghiên cứu đối với đề tài nghiên cứu Trung Quốc học.
      Thái độ:
- Yêu thích môn học, ngành học.
- Tôn trọng các nhà nghiên cứu, coi trọng bạn học và việc chia sẻ thông tin trong học tập và nghiên cứu.
8.    Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
- Hoạt động trên lớp (tinh thần, thái độ học, hoạt động theo nhóm):    10%
 - Bài giữa kỳ (tính bằng bằng trung bình cộng của các bài  thảo luận nhóm ):30%
           - Bài kiểm tra cuối kỳ (thi trắc nghiệm hoặc viết tiểu luận bằng tiếng Hán):    60%
9.    Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản): 
    9.1 何寅、许光华主编(2002)《国外汉学史》,上海外语教育出版社
(Hà Dần, Hứa Quang Hoa chủ biên (2002) Lịch sử Hán học nước ngoài, Nhà xuất bản Giáo dục ngoại ngữ Thượng Hải)
9.2    朱政惠著(2004)《美国中国学史研究》,上海古籍出版社
Châu Chính Huệ(2004) Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc học của Mỹ, Nhàxuất bản cổ tịch Thượng Hải
10.    Tóm tắt nội dung học phần (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ): 
    Việt nam có một nền Hán học phát triển từ lâu đời, đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trong lịch sử và gắn bó mật thiết với toàn bộ nền học thuật Việt nam trong quá khứ.Tuy nhiên, nghiên cứu Trung quốc từ góc độ nghiên cứu khu vực vẫn đang còn ở giai đoạn sơ khai, ít được biết đến.
    Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức và cơ sở lý luận cơ bản của Trung quốc học, một chuyên ngành bắt nguồn từ một ngành học vốn được biết đến một cách  rộng rãi với tên gọi Hán học (Sinology), đồng thời cùng giới thiệu về Trung Quốc học với tư cách một chuyên ngành của khu vực học, trình bày một cách có hệ thống về lịch sử nghiên cứu Trung Quốc học qua các thời kì phát triển, mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, các xu hướng, các thành tựu  chủ  yếu  và những vấn đề còn đang tranh luận trong nghiên cứu Trung quốc tại Việt nam và trên thế giới,  tạo tiền đề cho người học tiếp tục đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể của Trung Quốc học. Môn học trang bị cho sinh viên những công cụ ban đầu để làm quen với phương pháp so sánh, phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành. Môn học cũng tạo điều kiện cho học  viên bước đầu làm quen với việc truy cập, tìm  kiếm, tổng hợp và phân tích các thông tin về Trung quốc đương đại để phục vụ các mục đích nghiên cứu cơ bản  và nghiên cứu ứng dụng. 
    Môn học bước đầu làm rõ mối liên hệ hữu cơ giữa Hán học và Trung Quốc học, hướng dẫn người học phương pháp khai thác những thành tựu nghiên cứu  Hán học của Việt nam vận dụng  vào nghiên cứu khu vực
    Môn học này hướng người học tiến dần đến mục tiêu kết hợp hài hoà giữa nghiên cứu cơ bản  và ứng dụng trong nghiên cứu Trung quốc.

11.    Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
Chương 1: Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản
1.1Quốc học
1.2. Hán học
1.3. Nghiên cứu Trung Quốc
1.4. Trung Quốc học
1.5. Phạm vi cương vực, lãnh thổ của Trung Quốc trong các thời kỳ
  Chương 2: Lịch sử phát triển ngành Trung Quốc học (Hán học)
2.1. Lịch sử nghiên cứu Quốc học, Hán học của Phương Đông
2.1.1.Những ghi chép ban đầu
                  2.1.2. Quốc học, đất nước học
                  2.1.3. Hán học
2.2. Lịch sử nghiên cứu Hán học của Phương Tây trước Đại chiến II
       2.2.1.Những ghi chép của châu Âu trước thế kỷ 19
         2.2.2.Hán học của Pháp
         2.2.3.Hán học của Anh
         2.2.4.Hán học của Nga
         2.2.5.Hán học của Đức
         2.2.6. Hán học của Mỹ
2.3. Sự hình thành và phát triển của ngành nghiên cứu Trung Quốc cận hiện đại sau Đại chiến II - Xu thế hợp lưu Đông- Tây
        2.3.1. Bối cảnh xã hội
        2.3.2. Các giai đoạn phát triển
        2.3.3. Những đóng góp mới về phương pháp luận
        2.3.4. Các trường phái chủ yếu
      2.4.Các cơ cấu tổ chức nghiên cứu Trung Quốc học thế giới
 2.4.1. Khu vực Châu Âu
               2.4.2. Khu vực Châu Mỹ
               2.4.3. Khu vực Châu Á
               2.4.4. Các khu vực khác 
Chương 3: Trung Quốc học với tư cách chuyên ngành của khu vực học
      3.1. Đối tượng và phạm  vi nghiên cứu
             3.1.1.Đối tượng
             3.1.2. Phạm vi
      3.2. Mục đích nghiên cứu
             3.2.1.Mục đích nghiên cứu của Trung Quốc  học (Hán học)
             3.2.1.Mục đích nghiên cứu của Trung Quốc học với tư cách chuyên ngành của khu vực học
      3.3. Hệ  phương pháp tiếp cận 
             3.3.1.Hệ phương pháp tiếp cận của Trung Quốc  học (Hán học)
             3.1.2. Hệ  phương pháp tiếp cận đặc trưng  của Trung Quốc họcvới tư cách chuyên ngành của khu vực học
      3.4. Hệ  phương pháp nghiên cứu 
             3.4.1. Hệ  phương pháp nghiên cứu của Trung Quốc  học (Hán học)             3.4.2. Hệ phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Trung Quốc học với tư cách chuyên ngành của khu vực học
      3.5. Mối quan hệ giữa Trung Quốc học và các khoa học khác
               3.5.1.Mối quan hệ giữa Trung Quốc học và Ngữ văn học
               3.5.2. Mối quan hệ giữa Trung Quốc học và việc dạy tiếng Hán,     văn hoá Hán
               3.5.3. Mối quan hệ giữa Trung Quốc học với sử học, kinh tế học,   dân tộc học (nhân học văn hoá), chính trị học và quan hệ quốc tế
        3.6. Các bước nghiên cứu một đề tài Trung Quốc học bằng phương pháp của khu vực học
               3.6.1.Lựa chọn đề tài và phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận
              3.6.2. Lập kế hoạch nghiên cứu
              3.6.3. Tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu
              3.6.4. Viết báo cáo
        3.7. Phân tích đánh giá tác phẩm nghiên cứu cụ thể
              3.7.1. Đọc tác phẩm Vai trò chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế: Khu chuyên doanh gốm sứ Phong Khê (Trung Quốc) và Bát Tràng (Việt Nam)
             3.7.2. Đọc tác phẩm Dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc
3.7.3. Đọc tác phẩm Mô thức mới trong nghiên cứu Lịch sử di dân 
của Khách gia_Bình luận cuốn  sách “ Di dân trong lịch sử Trung Quốc và 
tính chất  tộc người”
Chương 4: Thành tựu và xu thế phát triển ngành Trung Quốc học của Việt nam
        4.1.Các tổ chức đào tạo và nghiên cứu Hán học và Trung Quốc học của Việt nam
             4.1.1. Các tổ chức đào tạo
             4.2.1. Các tổ chức nghiên cứu
        4.2.Thành tựu nghiên cứu
             4.2.1.Thời kỳ trước năm 1954

             4.2.2.Thời kỳ sau năm 1954 đến khi bình thường hoá quan hệ với
 TQ
             4.2.3. Thời kỳ sau khi bình thường hoá quan hệ với TQ đến nay
        4.3.Xu thế phát triển 
              4.2.1. Xu thế nghiên cứu Hán học truyền thống (vi mô)
              4.2.2. Xu thế nghiên cứu vĩ mô
              4.2.3. Xu thế nghiên cứu kết hợp vi mô, vĩ mô
              4.2.3. Xu thế nghiên cứu  ứng dụng              
 

(Chi tiết các môn học: Xem file đính kèm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây