Giới thiệu chung về chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Trung Quốc học

Thứ sáu - 15/02/2019 08:00
1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
1.1. Tên chuyên ngành đào tạo: 
+ Tên tiếng Việt:     Trung Quốc học
+ Tên tiếng Anh:     Chinese Studies
1.2. Mã số chuyên ngành đào tạo: 9310608.01
1.3. Tên ngành đào tạo: 
+ Tên tiếng Việt:     Đông phương học
+ Tên tiếng Anh:     Oriental Studies
1.4. Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
1.5. Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 
+ Tên tiếng Việt:     Tiến sĩ ngành Đông phương học
+ Tên tiếng Anh:     Doctor of Philosophy in Oriental Studies
1.6. Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung: Trang bị những tri thức, cách tiếp cận lí thuyết, các công cụ nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, có tri thức hiện đại, có kiến thức chuyên môn sâu và phương pháp nghiên cứu chuyên sâu mang tính chuyên ngành, liên ngành về khu vực học, Trung Quốc học; có tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, tư duy hệ thống chỉnh thể, có năng lực độc lập nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện những vấn đề củaTrung Quốc, có kĩ năng thực hành tốt về quan hệ quốc tế, sử dụng thành thạo tiếng Trung trong công tác chuyên môn, có thể làm việc với tư cách chuyên gia, tham gia phụ trách, lãnh đạo tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể trong nước và quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Đào tạo những người có trình độ tiến sĩ, các chuyên gia về Trung Quốc học.
+ Có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về khu vực và các quốc gia Châu Á, có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức chuyên ngành, liên ngành về Trung Quốc học;
+ Đạt được trình độ ngoại ngữ theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội;
+ Nắm được các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học nhân văn nói riêng, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khu vực học;
+ Biết cách nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học thuộc phạm vi Trung Quốc học, bao gồm những vấn đề lịch sử và hiện đại, những vấn đề của Trung Quốc trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực.
+ Có kĩ năng và có trải nghiệm nghiên cứu thực địa tại Trung Quốc hoặc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng Tiếng Hán;
+ Có thể đảm nhiệm tốt các công việc của một nhà nghiên cứu ở các viện nghiên cứu (như Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Kinh tế - Chính trị Thế giới, ...), người phụ trách đối ngoại hoặc lãnh đạo ở Sở Ngoại vụ của các tỉnh, các thành phố, các Vụ, Cục Hợp tác quốc tế của các bộ (như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học & Công nghệ, ...), của một giảng viên đại học ở các trường đại học có ngành đào tạo liên quan đến Trung Quốc học, có thể làm việc tốt trong các tổ chức quốc tế (như UNESCO, UNDP,..), trong các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức kinh tế, v.v.

3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển thông qua việc đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định hiện hành.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
a) Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
b) Có đủ sức khoẻ để học tập.
c) Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Đông phương học, loại giỏi trở lên; hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học; hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp/chuyên ngành gần với ngành Đông phương học.
d) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
e) Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.
f) Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong  thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ.
g) Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về: 
- Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển; 
- Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
h) Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia phê duyệt:
- Có chứng chỉ tiếng Trung HSK level 4 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác theo Bảng tham chiếu ở phụ lục 01 của Quy chế đào tạo tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 4555/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/11/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
- Có bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. 
- Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Trong các trường hợp trên, nếu không phải là tiếng Anh, người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh, Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.
i) Có công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).
j) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 
3.3. Danh mục các chuyên ngành phù hợp và chuyên ngành gần
+ Chuyên ngành phù hợp: Khu vực học, Ngôn ngữ/Văn hóa Trung Quốcvà các ngành/chuyên ngành có nội dung chương trình đào tạo tương ứng, đối chiếu tỷ lệ khác biệt theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Chuyên ngành gần gồm:Quốc tế học, Quan hệ Quốc tế, Việt Nam học, Lịch sử Trung Quốc, Văn học Trung Quốc, Sư phạm tiếng Trung Quốc/Hán ngữ,Văn hoá và ngôn ngữ phương Đông và các ngành/chuyên ngành có nội dung chương trình đào tạo tương ứng, đối chiếu tỷ lệ khác biệt theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.4. Dự kiến quy mô tuyển sinh: 3- 5 nghiên cứu sinh/năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây