PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Trung Quốc học
+ Tiếng Anh: Chinese Studies
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 62 31 06 02
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Đông Phương học
+ Tiếng Anh: Oriental Studies
- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Đông Phương học
+ Tiếng Anh: The Degree of Doctor of Philosophy in Oriental Studies
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thông tin tuyển sinh
Hình thức tuyển sinh
- Đối tượng từ thạc sĩ: xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN
- Đối tượng từ cử nhân: kết hợp thi tuyển và xét hồ sơ chuyên môn
+ Môn thi Cơ bản: Đại cương văn hóa Việt Nam
+ Môn thi Cơ sở: Văn hóa văn minh phương Đông
+ Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
+ Xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ Trung Quốc học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đáp ứng một trong những điều kiện sau đây về văn bằng và công trình đã công bố:
- Có bằng thạc sĩ ngành Châu Á học, Trung Quốc học (trong đó, người đã theo học tại các trường Đại học của Trung Quốc, Đài Loan hoặc các quốc gia và khu vực phù hợp được ưu tiên xét tuyển).
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Đông Phương học/ Trung Quốc học học loại giỏi và có ít nhất 1 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi. Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Đông Phương học/Trung Quốc học loại khá phải có ít nhất 2 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi. Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển và được công bố trên tạp chí khoa học của ĐHQGHN, các tạp chí khoa học có uy tín cấp quốc gia, quốc tế hoặc trong các tuyển tập công trình (có phản biện) của Hội nghị khoa học cấp quốc gia, quốc tế được xuất bản chính thức.
- Thạc sĩ tốt nghiệp loại khá trở xuống phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp thạc sĩ đến ngày dự thi), trừ người có bằng tốt nghiệp thạc sĩ đạt loại khá trở lên, ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành đăng kí dự thi
c) Được giới thiệu từ ít nhất hai nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có một nhà khoa học nhận hướng dẫn luận án.
d) Có bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lí do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kì của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.
e) Thí sinh dự thi phải có ít nhất hai năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học).
Danh mục các chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần
- Danh mục các chuyên ngành phù hợp: Khu vực học, Ngôn ngữ Văn hóa Trung Quốc.
- Danh mục các chuyên ngành gần: Quốc tế học, Quan hệ Quốc tế, Việt Nam học, Lịch sử Trung Quốc, Văn học Trung Quốc, Văn hoá và ngôn ngữ phương Đông.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn