Giới thiệu chung về chương trình đào tạo Thạc sĩ Nhật Bản học

Thứ ba - 05/09/2023 15:08
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo 
1.1. Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Nhật Bản học
+ Tiếng Anh: Japanese Studies
1.2. Mã số ngành đào tạo: 8310613
1.3. Ngôn ngữ đào tạo: tiếng Việt
1.4. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
1.5. Thời gian đào tạo: 2 năm
1.6. Tên văn bằng sau tốt nghiệp
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Nhật Bản học  
+ Tiếng Anh: Master of Arts in Japanese Studies
1.7. Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở trình độ thạc sĩ có kiến thức chuyên môn sâu, rộng, tiên tiến về Nhật Bản, có năng lực vận dụng sáng tạo kiến thức vào hoạt động thực tiễn có liên quan đến Nhật Bản, có khả năng thiết kế, xây dựng, tư vấn hoặc trực tiếp thực hiện việc giải quyết vấn đề hay quản lý các chương trình dự án liên quan đến Nhật Bản, đáp ứng được yêu cầu công việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quản quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có: 
- Khả năng vận dụng sáng tạo hệ thống lý thuyết khu vực học, phương pháp nghiên cứu liên ngành và kiến thức chuyên môn về Nhật Bản; 
- Khả năng áp dụng thành thạo, linh hoạt các kĩ năng hoạt động nghề nghiệp để tổ chức hoạt động nghiên cứu, giải quyết vấn đề có liên quan đến Nhật Bản, tư vấn, tham gia hoạch định chính sách có liên quan đến Nhật Bản.
- Có năng lực ngoại ngữ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh để lý giải, phân tích tư liệu nghiên cứu, trao đổi học thuật với các chuyên gia trong và ngoài nước.
- Có tinh thần thượng tôn pháp luật, thái độ hợp tác, ý thức củng cố mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản. 

3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
3.2. Đối tượng tuyển sinh
3.2.1. Về văn bằng
Có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp, đồng thời yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3.2.2.Về năng lực ngoại ngữ
Có năng lực ngoại ngữ tiếng Nhật từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; hoặc có năng lực ngoại ngữ tiếng Anh từ bậc 3 trở lên và năng lực tiếng Nhật từ bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Năng lực ngoại ngữ tiếng Nhật và/hoặc tiếng Anh được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành Ngôn ngữ Nhật hoặc Sư phạm tiếng Nhật, hoặc Ngôn ngữ Anh hoặc Sư phạm tiếng Anh; hoặc có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (trừ khối kiến thức chung);
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 02 năm tính đến ngày đăng kí dự tuyển với điều kiện thí sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh theo đúng yêu cầu của ĐHQGHN để xét và công nhận tốt nghiệp trình độ đại học; 
c) Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật đạt trình độ tương đương bậc 3 trở lên, hoặ chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh đạt trình độ tương đương bậc 3 và chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nhật đạt trình độ tương đương bậc 2 trở lên, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận. 
d) Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài phải đạt trình độ tiếng Việt từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh theo quy định của chương trình đào tạo.
3.2.3. Điều kiện khác
- Có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có đủ sức khỏe để học tập;
- Đáp ứng các yêu cầu khác của ĐHQGHN.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp
- Gồm các ngành thuộc cùng nhóm ngành với ngành Nhật Bản học;
- Đối với các trường hợp ngành phù hợp khác, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá mức độ phù hợp của người dự tuyển với chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Nhật Bản học, và xác định các học phần bổ sung tương ứng, đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo và các quy định hiện hành; báo cáo ĐHQGHN trước khi tuyển sinh và chịu trách nhiệm về việc đánh giá chuyên môn này.
3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức cho ngành phù hợp II
STT Tên học phần Số tín chỉ
1 Khu vực học đại cương  3
2 Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản  3
3 Lịch sử Nhật Bản  3
4 Xã hội Nhật Bản  3
Tổng số: 12
3.5. Dự kiến quy mô tuyển sinh
Theo chỉ tiêu được ĐHQGHN cấp hàng năm (dự kiến từ 20-25 học viên/ 1 năm).
Kế hoạch tuyển sinh chi tiết được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh, hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN, và đề án tuyển sinh của đơn vị được ĐHQGHN phê duyệt (nếu có). 

Tác giả: FOS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây