Khoa Đông phương học

https://fos.ussh.vnu.edu.vn


[Tóm tắt báo cáo] Văn hóa truyền thống của người Thái ở Việt Nam và Thái Lan

[Tóm tắt báo cáo] Văn hóa truyền thống của người Thái ở Việt Nam và Thái Lan

[Tóm tắt báo cáo] Văn hóa truyền thống của người Thái ở Việt Nam và Thái Lan

GIỚI THIỆU

Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về tộc người Thái ở hai quốc gia Việt nam,Thái Lan và so sánh những điểm giống và khác nhau.

Nhiệm vụ nghiên cứu: nhằm phục vụ cho quá trình học tập nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á nói chung và về văn hóa hai quốc gia Việt Nam, Thái Lan nói riêng.

Phạm vi nghiên cứu: hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan

Đối tượng nghiên cứu: tộc người Thái

Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập tài liệu

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau một quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã thu được những kết quả sau đây:

Tôi tìm hiểu tộc người Thái ở hai quốc gia thông qua 3 phương diện, đó là qua nguồn gốc hình thành, các hoạt động sinh kế và qua các thành tố văn hóa, cụ thể ở đây là ngôn ngữ, xây dựng nhà cửa, trang phục, phong tục tập quán khác.

Điểm tương đồng

- Về nguồn gốc hình thành, người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Việt Nam đều có chung một cội nguồn hình thành, quê hương của các tộc người Thái là vùng nam Trung Hoa và bắc Đông Dương. Họ là một bộ phận cư dân của nhà nước Nam Chiếu được hình thành vào giữa thế kỷ thứ VII. Kể từ đó các bộ phận dân này di cư tỏa ra sinh sống ở khắp các nước như Thái Lan, Lào, Việt Nam,…

- Về các hoạt động sinh kế, mô hình chủ yếu của hai tộc người đó là họ kết hợp sản xuất giữa trồng trọt, chăn nuôi, thêu thùa và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Cây trồng chủ yếu của họ là lúa, gồm cả lúa nếp và lúa tẻ. Ngoài ra họ còn trồng các loại cây trồng giống nhau khác như ngô, khoai, sắn,v..v

- Về các thành tố văn hóa

Thứ nhất về ngôn ngữ, cả người Thái Việt và người Thái Thái đều nói các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai.

Thứ hai về phương diện xây dựng nhà cửa, chủ yếu ở nhà sàn

Thứ ba về phương diện trang phục, cả hai tộc người ở hai quốc gia đều có những trang phục đa dạng, phong phú, đặc trưng cho văn hóa tộc người của họ, chia làm hai loại trang phục lễ hội và trang phục bình dân.

Thứ tư về các phong tục tập quán khác, cả hai tộc người Thái ở Thái Lan và Việt Nam đều có những lễ hội, tập tục đa dạng và phong phú theo truyền thống văn hóa lâu đời của riêng tộc người họ. Các phong tục này đều đã có từ thời xa xưa và được các tộc người duy trì cho đến ngày nay.

Điểm khác biệt

- Về nguồn gốc hình thành tộc người tuy cùng có chung nguồn gốc nhưng khác thời gian xuất hiện của các tộc người này ở mỗi quốc gia khác nhau. Ở Thái Lan, tộc người Thái xuất hiện trên đất Thái vào thế kỷ XII, họ không phải là cư dân bản địa ở đây nhưng họ đã nhanh chóng làm chủ cả đất nước vào thế kỷ thứ XIII, tự xây dựng nên cho mình một nền văn hóa mang màu sắc riêng của tộc người mình. Còn tộc người Thái di cư đến Việt Nam từ khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, trung tâm sinh sống của họ khi đó là Điện Biên. Họ cũng có cả một lịch sử về việc mở rộng đất đai, tạo dựng khu tự trị riêng cho mình, tham gia vào nhiều cuộc chiến đấu trong suốt thời kỳ chống Pháp, Mỹ. Tuy nhiên các khu tự trị này đều đã bị giải tán vào năm 1975. Cho đến hiện nay, nếu như ở Thái Lan, tộc người Thái là tộc người chủ yếu chiếm đa số trong xã hội (chiếm 74% dân số cả nước) [1,31] sống tập trung ở vùng đồng bằng trung tâm thì ở Việt Nam, tộc người Thái chỉ là dân tộc thiểu số ít người(chiếm 1,74% dân số cả nước) [2] sống  tập trung ở các tỉnh miền núi.

- Vì có sự khác nhau về quy mô của cư dân nên các hoạt động sản xuất cũng có sự khác nhau về phạm vi, sự phát triển cũng như phân bố trên cả nước ở các vùng khác nhau.

- Về các thành tố văn hóa khác:

Về ngôn ngữ, ngôn ngữ của người Thái Thái là tiếng phổ thông của toàn Vương quốc Thái Lan có cả một hệ thống chữ nguyên âm và phụ âm, được luật pháp công nhận và cho truyền dạy phổ biến ở khắp các trường học. Còn đối với tộc người Thái Việt đó chỉ là ngôn ngữ riêng của tộc người họ, không được phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước, chỉ được truyền dạy từ đời trước sang đời sau, không dạy trong các trường học hay ghi chép trong bất cứ tài liệu nào.

Về phương diện xây dựng nhà cửa, nhà sàn của tộc người mỗi nước khác nhau và trong mỗi nhóm nhỏ của tộc người đó lại có nét riêng nữa, cách cấu trúc của nhà sàn của hai tộc người khác nhau về cách bài trí cũng như kiểu kiến trúc xây dựng.

Về phương diện các phong tục tập quán khác, người Thái ở Thái Lan có những phong tục tập quán mang tính quốc gia, còn phong tục người Thái ở Việt Nam chỉ mang tính riêng biệt của một dân tộc thiểu số.

KẾT LUẬN

- Thứ nhất nguồn gốc hình thành tộc người và hoạt động sinh kế có tác động rất lớn tới sự phát triển của tộc người sau này tạo nên sự khác biệt về văn hóa giữa các tộc người trên thế giới

- Thứ hai thấy được sức mạnh của tộc người Thái ở Thái Lan khi hình thành cho đến hiện nay, sự duy trì và tiếp nối có hiệu quả những thành tựu văn hóa của người đi trước đã tạo dựng nên.

- Thứ ba việc giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người là một vấn đề vô cùng quan trọng trong hoàn cảnh xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh, hội nhập thế giới đang trở thành một điều kiện tất yếu của mỗi một quốc gia, bản sắc tộc người có nguy cơ bị mai một. Đây cũng là một vấn đề mang tính thời sự được Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Tác giả: Phạm Thị Thanh Loan - K58 Thái Lan học

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây