Khoa Đông phương học

https://fos.ussh.vnu.edu.vn


[Báo cáo NCKHSV] Tình hình điều dưỡng của Nhật Bản và triển vọng hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam - Nhật Bản

[Báo cáo NCKHSV] Tình hình điều dưỡng của Nhật Bản và triển vọng hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam - Nhật Bản

[Báo cáo NCKHSV] Tình hình điều dưỡng của Nhật Bản và triển vọng hợp tác đào tạo điều dưỡng Việt Nam - Nhật Bản

NỘI DUNG
Chương I: Tình hình điều dưỡng tại Nhật Bản
I.1. Sức ép về già hóa dân số
      Nhắc tới Nhật Bản là nhắc tới đất nước có lệ người già cao hàng đầu trên thế giới, tuổi thọ của người dân cao nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên lại giảm. Điều này biểu hiện cho một mức sống cao, chăm sóc sức khỏe tốt nhưng trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn về lực lượng lao động, trong số đó có nhân lực trong ngành điều dưỡng. Sức ép già hóa dân số khiến Nhật Bản phải cải thiện số nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho xã hội.
I.2 Tình hình điều dưỡng của Nhật Bản hiện tại.
      Khái niệm cần hiểu rõ :
      Y tá (看護師) : là người chuyên thực hiện việc tiếp nhận bệnh nhân nhập viện, chăm sóc bệnh nhân hằng ngày dưới sự chỉ đạo của bác sĩ.
      Nhân viên chăm sóc (介護福祉士) : là người có kĩ thuật cơ bản và tri thức chuyên môn, chuyên chăm sóc những người gặp trở ngại trong những sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, bài tiết,…do khuyết tật hoặc tuổi già.
      Tại Việt Nam, các khái niệm trên khi dịch sang tiếng Việt đều được gọi chung là nhân viên điều dưỡng.
I.2.1. Tỉ lệ điều dưỡng viên chăm sóc người già
      Số điều dưỡng viên quá ít ỏi so với các nước tiên tiến, không đủ đáp ứng so với nhu cầu ngày càng cao.
I.2.2. Số trường đại học, cao đẳng đào tạo điều dưỡng viên, số ứng viên học về điều dưỡng.
      Số trường đại học cao đẳng đào tạo về điều dưỡng viên tăng lên qua từng năm nhưng số ứng viên lại giảm. Yêu cầu về ứng viên trình độ cao, biết sử dụng thành thạo kĩ thuật tăng cao.
       Điều này là do nhu cầu về ứng viên điều dưỡng tăng, nhất là ứng viên có kĩ năng cao trong công việc, nhưng áp lực trong ngành khiến cho các ứng viên e dè khi đăng kí vào ngành.
I.2.3 Tỉ lệ thôi việc trong ngành điều dưỡng viên.
       Tỉ lệ thôi việc của điều dưỡng viên đáng báo động tại Nhật.
       Lý giải sự thôi việc trong ngành điều dưỡng, theo tôi có 3 nguyên nhân chính sau :
       Thứ nhất, sự thiếu hụt nhân sự làm cho số lượng các nhân viên còn lại phải đảm đương công việc 1 mình nhiều hơn,gây nên sự không đảm bảo đối với công việc.
      Thứ hai là khi lịch làm việc quá dày  điều dưỡng viên không có thời gian học nghiệp vụ nâng cao tay nghề, kì nghỉ quá ngắn khiến việc kết hôn, giáo dục con cái ... trở nên vô cùng khó khăn.
    Nguyên nhân cuối cùng là do khoảng cách từ trường học ra thực tế còn quá xa.
Chương II. Hợp tác đào tạo điều dưỡng viên của Nhật Bản - Việt Nam
II.1 Tổng quan về vấn đề tiếp nhận  chấp nhận điều dưỡng viên từ Indonesia, Philippin và Việt Nam.
       Việc chấp nhận điều dưỡng viên từ các nước thông qua Cơ quan phúc lợi quốc tế (JICWELS) với các tiêu chuẩn như sau :
       Thứ nhất, các ứng cử viên nước ngoài cần vượt qua kì thi quốc gia.
       Thứ hai, các ứng cử viên nước ngoài được kí hợp đồng lao động,tham gia BHXH, các quy định lương, thưởng.
       Thứ ba, các ứng cử viên có nghĩa vụ phải học để đạt được các bằng cấp chứng chỉ tại Nhật.
II.2 Hợp tác đào tạo và tiếp nhận điều dưỡng viên Việt Nam của Nhật Bản.
II.2.1 Các văn bản đánh dấu hợp tác và đào tạo điều dưỡng viên.
       "Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản" (EPA Việt Nam-Nhật Bản) (10/5/2009)
        Bàn bạc về chính sách nhập cảnh, tạm trú của nhân viên chăm sóc và y tá từ Việt Nam (18/4/2012).
II.2.2  Điều kiện tiếp nhận điều dưỡng viên từ Việt Nam sang Nhật Bản
        Không quá 35 tuổi tính đến năm ứng tuyển.
       Không có trở ngại về sức khỏe và phải được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
       Không có tiền án tiền sự hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
       Có thể tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật.
II.2.3 Rào cản lớn đối với nhân viên điều dưỡng từ Việt Nam tới Nhật Bản.
       Khả năng vượt qua các kì thi quốc gia tại Nhật Bản của nhân viên Việt Nam thấp.
       Khả năng tiếng Nhật kém.
       Môi trường làm việc khắc nghiệt, đòi hỏi yêu cầu cao. 

Lê Thị Hương
Bộ môn Nhật Bản học

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây