Khoa Đông phương học

https://fos.ussh.vnu.edu.vn


Hướng đi mới cho ngành Iran học tại Việt Nam

Hướng đi mới cho ngành Iran học tại Việt Nam

Hướng đi mới cho ngành Iran học tại Việt Nam

Tham dự buổi làm việc còn sự tham gia của Đại diện và điều phối viên Iran tại Việt Nam S.Rohollah Sajjadi và đại diện Khoa Đông Phương học – PGS.TS Đỗ Thu Hà. Tại buổi tiếp và làm việc, hai bên đã đưa ra những định hướng về sự phát triển của ngành Iran học tại Việt nam cũng như mong muốn về việc hợp tác giữa hai trường đại học.

Giám đốc trường đại học Quốc tế Al-mustafa, ông Mohamad Ibrahim Zerafati, hi vọng rằng có thể tăng cường hợp tác giáo dục giữa hai trường nói riêng cũng như giữa hai nước nói chung, từ đó thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Iran ngày một bền chặt hơn.
Cụ thể, ông mong muốn thành lập một trung tâm nghiên cứu Iran tại Việt Nam; xa hơn nữa là mở ra ngành Iran học tại Trường ĐHKHXH&NV. Với hi vọng về tương lai phát triển của ngành Iran học tại Việt Nam, Chính phủ Iran cũng như Đại học Quốc tế Al-mustafa sẵn sàng trao nhiều học bổng cho sinh viên và giảng viên của trường.
Tiếp đó, ông tỏ ý tin tưởng vào tầm nhìn chiến lược và lực lượng giảng viên hùng hậu, vững chắc về chuyên môn của Trường ĐHKHXH&NV, nên chính phủ Iran cũng như Đại học Quốc tế Al-mustafa sẵn sàng trao những suất học bổng cho sinh viên và những khóa học ngắn hạn dành cho các giảng viên của trường.

Ông cho biết, chính việc phát triển ngành Iran học và trung tâm nghiên cứu Iran cũng là một cách để hiểu rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về đất nước Iran.
Về phía nhà trường, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn bày tỏ sự vui mừng trước những thành tựu đã qua và định hướng sắp tới của cả hai bên.
Về phía đại diện Khoa Đông phương học – PGS.TS Đỗ Thu Hà đã cảm ơn cựu đại sứ Iran và trường Đại học Quốc tế Al-mustafa  về sự hợp tác trong các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, trao đổi sinh viên và giảng viên giữa hai trường trong thời gian qua. PGS. TS Đỗ Thu Hà cũng tin tưởng rằng, với những thuận lợi về mặt ngoại giao, văn hóa, giáo dục giữa hai nước cũng như sự giúp đỡ và ủng hộ từ phía lãnh đạo nhà trường, sự hợp tác giữa hai nước sẽ có những bước ngoặt mới.

Với 18 năm nghiên cứu về Iran, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức 04 buổi triển lãm ảnh, 05 hội thảo, 05 cuốn sách và 03 số tạp chí chuyên đề về Iran, 03 cuộc nói chuyện về con người và đất nước Iran, 04 khóa học tiếng Ba Tư, cũng như đã có 06 thạc sĩ và 03 cử nhân được đào tạo tại Iran. Ngoài ra, còn có chuyến thăm và ký kết biên bản ghi nhớ của nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Văn Khánh với 03 trường đại học của Iran (Đại học Tehran, Esfrahan, Azad và NXb SAMT) cùng nhiều chương trình chiếu phim và biểu diễn nghệ thuật tại ĐHKHXH&NV Hà Nội.

(Theo USSH)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây